Ý nghĩa tên gọi Huyệt Ân Môn đó là: Huyệt ở nơi vùng nhiều (ân) thịt, lại là cửa (môn) nối giữa huyệt Ủy Trung (Bq 40) và Thừa Phò (Bq 36), vì vậy gọi là Ân Môn (Trung Y Cương Mục).
Xuất xứ
Giáp Ất Kinh.
Đặc tính
Huyệt thứ 37 của kinh Bàng quang.
Vị trí huyệt ân môn
Dưới nếp mông 6 thốn, mặt sau xương đùi, điểm giữa khe của cơ bám gân và cơ nhị đầu đùi.
Giải phẫu
- Dưới da là bờ trong cơ 2 đầu đùi, bờ ngoài cơ bán gân và cơ bán mạc, cơ khép lớn, mặt sau đùi.
- Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh hông và nhánh của dây thần kinh bịt.
- Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh S2.
Chủ trị
Trị lưng và đùi đau, thoát vị đĩa đệm, chi dưới liệt.
Châm cứu
Châm thẳng, sâu 1 – 1,5 thốn. Ôn cứu 5 – 15 phút.
Phối hợp huyệt
1. Phối ủy Dương (Bq 39) trị lưng đau không cúi ngửa được (Tư Sinh Kinh).
2. Phối Giáp Tích ở thắt lưng 4 – 5 trị thoát vị đĩa đệm vùng thắt lưng (Châm cứu Học Thượng Hải).
3. Phối Thận Du (Bq 23) + ủy Dương (Bq 39) trị lưng đau không xoay trở được (Châm cứu Học Giản Biên).