Ý nghĩa tên gọi Huyệt Tâm Du đó là: Huyệt có tác dụng đưa kinh khí vào (du) tạng Tâm, vì vậy gọi là Tâm Du.
Tên gọi khác
Bối Du, Cứu Lao.
Xuất xứ: Thiên ‘Bối Du’ (Linh Khu 51).
Đặc tính
- Huyệt thứ 15 của kinh Bàng Quang.
- Huyệt Bối Du của kinh Thủ Thiếu Âm Tâm.
- Huyệt tả khí Dương ở Ngũ Tạng (Linh Khu 51 và Tố Vấn 32).
Vị trí huyệt tâm du
Dưới gai sống lưng 5, đo ngang ra 1,5 thốn.
Giải phẫu
- Dưới da là cơ thang, cơ trám, cơ lưng dài, cơ bán gai của cổ, cơ ngang gai, cơ ngang sườn, vào trong là phổi.
- Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh sọ não số XI. Nhánh đám rối cổ sâu, nhánh đám rối cánh tay. Nhánh của dây thần kinh gian sườn 5 và nhánh dây sống lưng 5. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D5.
Tác dụng huyệt tâm du
Dưỡng Tâm, an thần định chí, lý huyết, điều khí.
Chủ trị
Trị bệnh về tim, tâm thần phân liệt, động kinh, thần kinh suy nhược.
Châm cứu huyệt tâm du
Châm xiên về cột sống 0,5 – 0,8 thốn. Cứu 3 – 5 tráng. Ôn cứu 5 – 10 phút.
Phối hợp huyệt
1. Phối Cách Du (Bq 17) + Can Du (Bq 18) + Đại Trử (Bq 11) + Đào Đạo (Đc 13) + Ngọc Chẩm (Bq 9) trị mồ hôi không ra, tay chân lạnh, sợ lạnh (Bị Cấp Thiên Kim Phương)
2. Cứu Tâm Du (Bq 15) 5 tráng + phối cứu Cự Khuyết 20 – 30 tráng trị phong cuồng (Biển Thước Tâm Thư).
3. Phối Can Du (Bq 18) + Cự Khuyết (Nh 17) + Cưu Vĩ (Nh 15) + Khuyết Bồn (Vi.12) trị ho ra máu (Tư Sinh Kinh).
4. Phối Đại Trử (Đc 13) trị uất ức trong ngực (Tư Sinh Kinh).
5. Phối Thần Đạo (Đc 11) + Thiên Tỉnh (Ttu 10) trị bứt rứt, hoảng hốt (Tư Sinh Kinh).
6. Phối Thần Môn (Tm 7) trị si ngốc (Loại Kinh Đồ Dực).
7. Phối Thần Môn (Tm 7) + Thiếu Hải (Tm 3) trị hay quên (Châm Cứu Đại Thành).
8. Phối Nội Quan (Tb 6) + Thần Môn (Tm 7) trị hồi hộp (Châm Cứu Đại Thành).
9. Phối Quan Nguyên (Nh 4) + Tam Âm Giao (Ty 6) + Thận Du (Bq 23) trị di tinh, bạch trọc (Châm Cứu Đại Thành).
10. Phối Thận Du (Bq 23) trị tinh tiết nhiều (Ngọc Long Kinh).
11. Phối Thần Đạo (Đ 11) trị động kinh (Bách Chứng Phú).
12. Phối Bạch Hoàn Du (Bq 30) + Cao Hoang Du (Bq 43) + Quan Nguyên (Nh 4) + Trung Cực (Nh 3) trị di tinh, mộng tinh, tiết tinh (Y Học Cương Mục).
13. Phối Phong Long (Vi.40) + Thần Môn (Tm 7) + Trung Quản (Nh 12) + Vị Du (Bq 19) trị mất ngủ (Trung Hoa Châm Cứu Học).
14. Phối Cự Khuyết (Nh 14) + Nội Quan (Tb 6) + Thần Môn (Tm 7) trị hay quên, hồi hộp, lo sợ (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu).
15. Phối Nội Quan (Tb 6) + Dương lăng Tuyền (Đ 34) + Thần Môn (Tm 7) trị nhịp tim bị rối loạn (Châm Cứu Học Thượng Hải).
16. Phối Liệt Khuyết (P 7) + Thần Môn (Tm 7) + Thiếu Hải (Tm 3) trị hay quên (Châm Cứu Học Thượng Hải).
17. Phối Thận Du (Bq 23) + Quan Nguyên (Nh 4) + Tam Âm Giao (Ty 6) trị di tinh (Châm Cứu Học Thượng Hải).
18. Phối Dương lăng Tuyền (Đ 34) thấu Âm Lăng Tuyền (Ty 9) + Nội Quan (Tb 6) + Thần Môn trị nhịp tim không đều (Châm Cứu Học Thượng Hải).
19. Phối Cự Khuyết (Nh 14) trị thần kinh suy nhược (Châm Cứu Học Thượng Hải).
20. Phối Bá Hội (Đc 20) + Khí Xung (Vi.30) + Thượng Liêu (Bq 31) trị Hysteria (Châm Cứu Học Thượng Hải).
21. Phối Bạch Hoàn Du (Bq 30) + Cao Hoang (Bq 43) + Thận Du (Bq 23) trị mộng tinh (Châm Cứu Học Thượng Hải).
22. Phối Phong Long (Vi.40) + Thần Môn (Tm 7) trị bịnh tim do phổi gây ra (Châm Cứu Học Thượng Hải).
23. Phối Cách Du (Bq 17) + Huyết Hải (Ty 10) + Tam Âm Giao (Ty 6) trị mạch máu bị viêm tắc (Châm Cứu Học Thượng Hải).
24. Phối Can Du (Bq 18) + Phong Long (Vi.40) + Thần Môn (Tm 7) + Tỳ Du (Bq 20) trị điên (Tứ Bản Giáo Tài Châm Cứu Học).
25. Phối Khúc Trì (Đtr 11) + Nội Quan (Tb 6) + Thái Uyên (P 9) + Xích Trạch (P 5) kích thích vừa, lưu kim không quá 15 phút, trị chứng vô mạch (Cấp Chứng Châm Cứu Trị Liệu Pháp).
26. Phối Quan Nguyên (Nh 4) + Tam Âm Giao (Ty 6) + Thần Môn (Tm 7) + Thận Du (Bq 23) trị di mộng tinh (Hiện Đại Châm Cứu Y Án Tuyển).
Tham khảo
“Huyệt Cứu Lao trong sách Tư Sinh Kinh tức là huyệt Tâm Du” (Châm Cứu Tụ Anh). “Đởm hàn nguyên là e lòng sợ… tối mơ quỷ giao Tâm Du trị” (Ngọc Long Ca).
“Tâm Du chủ trị mộng di Thận hư” (Ngọc Long Phú).
“Di tinh bạch trọc Tâm Du trị” (Thắng Ngọc Ca). “Mộng di tinh, mộng thấy quỷ giao: mùa xuân, thu, đông, có thể dùng phép cứu. Tâm Du cứu không nên nhiều, Cao Hoang (Bq 43), Thận Du (Bq 23) cứu theo tuổi, thấy ngay hiệu quả” (Loại Kinh Đồ Dực).
“Bổ Tam Âm Giao (Ty 6) + bổ Thần Môn (Tm 7) + Tâm Du (Bq 15) có tác dụng an thần, định chí. Giống bài Dưỡng Tâm Thang của sách Chứng Trị Chuẩn Thằng (Thường Dụng Du Huyệt Phát Huy).
“Phối Tâm Du + Thần Môn là theo cách phối hợp Mộ + Nguyên huyệt. Cả hai huyệt đều Bổ, có tác dụng tăng cường bổ Tâm khí, dưỡng Tâm huyết, an Tâm thần, làm cho huyết hành. Cả hai đều Tả có tác dụng tăng cường thanh Tâm hỏa, an Tâm thần. Khai Tâm khiếu, sơ Tâm khí, thông Tâm lạc, hành ứ huyết. (Thường Dụng Du Huyệt Lâm Sàng Phát Huy).
“Huyệt Hoạn Môn, tương ứng với vị trí của huyệt Tâm Du như sách Kinh Ngoại Kỳ Huyệt viết: “Huyệt Hoạn Môn ở tại lưng, khe đốt sống 5 – 6 ra ngang 2 bên mỗi bên 1,5 thốn, trị toàn thân bị hư nhược, gầy yếu”.
Sách Châm Cứu Đại Thành và sách Châm Cứu Tư Sinh Kinh, mục cứu trị hư lao đều ghi: “Án tại huyệt ở đốt sống lưng 5 ra ngang 1,5 thốn, là Tâm Du 2 huyệt vậy. Tâm chủ huyết, vì vậy cứu 2 huyệt này” (Thường Dụng Du Huyệt Lâm Sàng Phát Huy).
Ghi chú
Không châm sâu quá vì có thể đụng phổi. Thiên Thích Cấm Luận (Tố Vấn 52): Thích Tâm Du (Bq 15), nếu trúng Tâm, một ngày chết, lúc mới phát động gây chứng ợ.