HomeDược LiệuKhương Hoàng

Khương Hoàng

KHƯƠNG HOÀNG là củ cái của cây Nghệ Curcuma longa L. Họ Gừng Gingiberaceae.

Tính vị: vị đắng, cay ngọt, tính hàn

Quy kinh: vào 3 kinh tâm, phế, can

Công năng chủ trị:

– Phá tích huyết, hành huyết, giải uất thông kinh: dùng trong các trường hợp kinh nguyệt bế tắc, sau khi để máu ứ đọng, nhân dân có tập quán nghệ tần gà, dùng cho phụ nữ sau khi đẻ để hoạt huyết, làm sạch huyết ứ và để chống chứng huyết vậng: tức là chứng gây chóng mặt, hoa mắt, đau đầu choáng váng của phụ nữ sau sinh nở. Trong trường hợp huyết tích thành hòn cục của kinh nguyệt hoặc bệnh đau nhói ở vùng tim có thể giã củ nghệ, vắt lấy nước cốt uống; cũng có thể phối hợp với ngải cứu.

– Tiêu thực, tiêu đàm: dùng khi bệnh tiêu hóa bất chất, ăn uống kém, bụng đầy; hoặc đờm não gây động kinh và các bệnh đau dạ dày, ợ chua phối hợp với kê nội kim hoặc mật lợn, mật ong.

– Lợi mật: dùng trong các bệnh viêm gan vàng da hoặc trường hợp mật bài tiết khó khăn; phối hợp xa tiền tử, chi tử, lô căn.

– Lợi tiểu: dùng trong các trường hợp đi tiểu buốt dắt, đái ra máu; dùng một củ nghệ, một củ hành sắc uống.

– Giải độc giảm đau: dùng trong các bệnh mụn nhọt sang lở. Nghệ 40g, nhục quế 12g, tán nhỏ, mỗi lần uống 4g, ngoài ra còn dùng để trị bong gân, đau cơ, dùng nghệ vàng, ngải cứu, cúc tần lượng bằng nhau, giã nhỏ đắp bó vào chỗ sưng đau, dùng dịch cốt nghệ chấm vào viết thương cho lên da non.

Liều dùng: 6-12g

Chú ý:

– Tác dụng dược lý: nghệ có tác dụng kích thích bài tiết của tế bào gan (do chất Paratolyl metycacbinol). Chất curcumin gây co bóp túi mật và tác dụng giảm cholesterol trong máu. Ngoài ra còn có tác dụng chống viêm, giảm đau, kéo dài thời gian chảy máu.

– Tác dụng kháng khuẩn: tinh dầu nghệ và dịch ép có tác dụng ức chế 5 chủng vi khuẩn Bacillus cereus, B. subtilis, B.pumilus, Sarcina lutea, Staphylococcus aureus. Tinh dầu còn ức chế nấm ngoài ra Candida albicans.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Xem Nhiều Nhất