NHÂN TRẦN dùng bộ phận trên mặt đất, phơi khô của cây nhân trần Adenosma caeruleum
R. Br. Họ Hoa mõm sói Scrophulariaceae.
Tính vị: vị đắng, cay, tính hơi hàn
Quy kinh: nhập vào 4 kinh tỳ, vị can, đởm
Công năng chủ trị
– Thanh thấp nhiệt can đởm, dùng trong bệnh viêm gan vàng da, viêm túi mật, sốt cao, tiểu tiện ít, nước tiểu đỏ, có thể sắc riêng 40g nhân trần, hoặc phối hợp chi tử cốt khí, sơn tra, hoặc dùng bài nhân trần tứ nghịch thang: nhân trần 24g, phụ tử 12g, can khương 8g, cam thảo 4g, dùng trong bệnh vàng da mà chây tay vô lực, lạnh giá. Khi viêm túi mật, sỏi mật, có thể phối hợp với uất kim, khương hoàng, bồ công anh.
– Thông kinh hoạt lạc: dùng trong bệnh kinh nguyêt không đều, hoặc khi có kinh dẫn đến đau bụng, phối hợp với ích mẫu, trần bì.
– Phát tán, giải biểu nhiệt: dùng trong bệnh vừa nóng, vừa rét, đau đầu, mũi ngạt, chảy nước mũi, có thể phối hợp với các thuốc giải biểu cay mát.
– Sáp niệu: dùng trong bệnh nước tiểu đục trắng, tiểu tiện không cầm, không nín được, dùng nhân trần phối hợp với sài hồ, mộc thông lượng bằng nhau. Song song dùng một nắm lá hẹ nấu nước xông.
Liều dùng: 20-40g
Chú ý:
– Ngoài cây nhân trần ra, còn dùng cây bồ bồ Adenosma capitatum Benth. Họ Hoa mõm sói Scrophulariaceae để làm thuốc, chữa các bệnh nói trên, đặc biệt là viêm gan hoàng đản,
Tuy nhiên tác dụng kém hơn.
– Nhân trần có tác dụng chống oxy hóa tốt.
– Ngoài ra còn có cây nhân trần tía A.bracteosi – nhân trần Tây Ninh – cùng họ với nhân trần, cũng được dùng nhiều làm thuốc với công dụng tương tự.