HomeĐông YHuyệt Á Môn

Huyệt Á Môn

Ý nghĩa tên gọi Huyệt Á Môn đó là: Huyệt được coi là nơi (cửa = môn) mà theo người xưa, nếu cứu nhầm huyệt này có thể bị câm (á), tuy nhiên, huyệt này cũng có tác dụng trị được câm, vì vậy gọi là Á môn (Trung y cương mục).

Huyệt còn có tên là Thiệt yểm, ở phía sau gáy, trong chân tóc 0,5 thốn, ngay giữa chỗ lõm. Cứu vào đó làm cho người ta bị cấm khẩu, vì vậy gọi là Á môn (Y kinh lý giải).

Tên gọi khác

Huyệt còn có những tên gọi khác như là: Ám môn, Hoành thiệt, Thiệt hoành, Thiệt yếm, Thiệt căn, Thiệt thủng, Yếm thiệt.

Xuất xứ

Thiên ‘ Khí huyệt luận (Tố vấn 58).

Đặc tính

  • Huyệt thứ 15 của mạch Đốc.
  • Hội của mạch Đốc với mạch Dương duy.
  • Một trong nhóm huyệt ‘Hồi dương cứu nghịch’: (Á_môn + Dũng tuyền + Hợp cốc + Hoàn khiêu + Tam âm giao + Thái khê + Trung quản và Túc tam lý).
  • Một trong nhóm huyệt ‘Tủy khổng’: (Phong phủ(Đốc mạc 16) + Ngân giao (Đốc mạch 28) + Á_môn (Đốc mạch 15) + Não hộ (Đốc mạch 17) + Trường cường (Đốc mạch 1), là huyệt của Tủy xương (thiên ‘Cốt không luận’ – Tố vấn 60)

Vị trí huyệt á môn

Nếu có chân tóc gáy, lấy huyệt ở chỗ lõm giữa gáy và trên chân tóc 0,5 thốn. Phía dưới mỏm gai của đốt sống cổ 1.

Vị trí huyệt á môn

Giải phẫu

Dưới da là gân cơ thang, cơ bán gái hoặc cơ rối to, cơ thẳng sau đầu to, màng đội trục sau, ống sống. Thần kinh vận động cơ do ngành sau của 3 dây thần kinh sống cổ trên và nhánh của dây thần kinh sọ não số 6.

Tác dụng huyệt á môn

Thông khiếu lạc, thanh thần chí, lợi cơ quan.

Chủ trị

Trị vùng gáy đau, cột sống cứng đau, chảy máu mũi không cầm, điên cuồng. Mất tiếng đột ngột, câm, lưỡi cứng, lưỡi rụt, lưỡi teo, nói không rõ tiếng.

Châm cứu huyệt á môn

Châm thẳng, sâu 0,3-2 thốn. Mũi kim hướng tới phía miệng của người bệnh, ngang với dái tai.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Xem Nhiều Nhất