HomeĐông YHuyệt Hạ Quan

Huyệt Hạ Quan

Ý nghĩa tên gọi Huyệt Hạ Quan đó là: Hạ = dưới. Quan = khoảng trống chỗ khớp nối. Huyệt ở phía dưới chỗ gặp nhau của xương hàm trên và xương hàm dưới, khi hoạt động, chỗ này giống như cái khớp làm cho hàm chuyển động, vì vậy gọi là Hạ Quan (Trung Y Cương Mục).

Xuất xứ

Thiên ‘Bản Du’ (Linh Khu 2).

Đặc tính

  • Huyệt thứ 7 của kinh Vị.
  • Huyệt giao hội với kinh Túc Thiếu Dương.

Vị trí huyệt hạ quan

Khi ngậm miệng lại, huyệt ở chỗ lõm phía trước tai, dưới xương gò má, nơi góc phía trước của mỏm tiếp xương thái dương và lồi cầu xương hàm dưới.

Vị trí huyệt hạ quan

Giải phẫu

  • Dưới da là tuyến mang tai, chỗ bám của bờ sau cơ nhai, ở sâu có cơ chân bướm ngoài.
  • Thần kinh vận động cơ là dây thần kinh sọ não số V.
  • Da vùng huyệt chi phối bởi thần kinh sọ não số V.

Tác dụng huyệt hạ quan

Sơ phong, hoạt lạc.

Chủ trị

Trị răng đau, liệt mặt, thần kinh tam thoa đau, khớp hàm dưới viêm.

Châm cứu huyệt hạ quan

  • Châm thẳng 0,5 – 1 thốn, Ôn cứu 5 – 10 phút.
  • Trị dây thần kinh tam thoa đau: hướng mũi kim xuống dưới.
  • Trị khớp hàm viêm: châm xiên, hướng mũi kim ra phía trước hoặc sau.
  • Trị răng đau: châm dọc theo xương hàm hướng về phía răng đau.
  • Trị tai giữa viêm: châm luồn kim hướng về bên phải cho có cảm giác lan đến tai.
  • Trị cơ nhai co rút: châm xiên dưới da.

Phối hợp huyệt

1. Phối Dịch Môn (Ttu 2) + Dương Cốc (Ttr 5) + Dương Khê (Đtr 5) + Quan Xung (Ttu 1) trị tai ù, điếc (Giáp Ất Kinh).

2. Phối Ế Phong (Ttu 17) + Đại Nghênh (Vi 5) + Uyển Cốt (Ttr 4) trị răng sưng đau (Thiên Kim Phương).

3. Phối Hợp Cốc (Đtr 4) + Thái Dương + Tinh Minh (Bq 1) trị thần kinh tam thoa (sinh ba) đau (Châm Cứu Học Thượng Hải).

4. Phối Hợp Cốc (Đtr 4) trị khớp hàm dưới viêm, đau (Châm Cứu Học Thượng Hải).

5. Phối Ế Phong (Ttu 17) + Giáp Xa (Vi 6) trị cơ nhai co rút (Châm Cứu Học Thượng Hải).

6. Phối Ế Phong (Ttu 17) + Nhĩ Môn (Ttu 21) + Trung Chử (Ttu 3) trị câm điếc (Châm Cứu Học Thượng Hải).

7. Phối Giáp Xa (Vi 6) + Hợp Cốc (Đtr 4) + Ngoại Quan (Ttu 5) trị hàm cứng (Châm Cứu Học Thủ Sách).

8. Phối Ế Phong (Ttu 17) + Ngoại Quan (Ttu 5) + Nhĩ Môn (Ttu 21) + Thính Cung (Ttr 19) trị tai ù, điếc, tai giữa viêm [tai chảy mủ] (Châm Cứu Học Thủ Sách).

Tham khảo

“Hạ Quan và Giáp Xa có tác dụng khác nhau: Giáp Xa thiên về trị bệnh ở khớp hàm, răng hàm dưới, thần kinh hàm dưới. Hạ Quan thiên về trị bệnh ở khớp hàm dưới, răng hàm trên, thần kinh hàm trên” (Thường Dụng Du Huyệt Lâm Sàng Phát Huy).

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Xem Nhiều Nhất