Ý nghĩa tên gọi Huyệt Khuyết Bồn đó là: Huyệt ở chỗ lõm (khuyết) ở xương đòn, có hình dạng giống cái chậu (bồn), vì vậy gọi là Khuyết Bồn.
Tên gọi khác
Thiên Cái, Xích Cái.
Xuất xứ
Thiên ‘Khí Phủ Luận’ (Tố Vấn 59).
Đặc tính
- Huyệt thứ 12 của kinh Vị.
- Nơi các kinh Cân Dương giao hội để đi qua cổ, lên đầu.
Vị trí huyệt khuyết bồn
Ở chỗ lõm sát bờ trên xương đòn, ngay đầu ngực thẳng lên, dưới huyệt là hố trên đòn.
Giải phẫu
Dưới da là hố trên đòn, có các cơ bậc thang và cơ vai – móng. Thần kinh vận động cơ là các nhánh trước của dây thần kinh cổ số 3, 4, 5 và nhánh của dây thần kinh sọ não số XII.
Tác dụng huyệt khuyết bồn
Tuyên giáng Phế khí, điều lý khí huyết.
Chủ trị
Trị thần kinh liên sườn đau, họng đau, suyễn.
Châm cứu huyệt khuyết bồn
Châm thẳng sâu 0,3 – 0,5 thốn. Cứu 3 – 5 tráng, Ôn cứu 5 – 10 phút.
Phối hợp huyệt
1. Phối Bối Du [Phong Môn – Bq 12] + Đại Trữ (Bq 11) + Ưng Du [Trung Phủ – P.1] để tả nhiệt ở ngực (Thủy Nhiệt Huyệt Luận – Tố Vấn 61)
2. Phối Vân Môn (P 2) trị vai đau không đưa lên được (Giáp Ất Kinh).
3. Phối Chiên Trung (Nh 17) + Cự Khuyết (Nh 14) trị ho (Thiên Kim Phương).
4. Phối Cự Khuyết (Nh 14) + Cưu Vĩ (Nh 15) + Tâm Du (Bq 15) trị ho đờm có máu (Thiên Kim Phương).
5. Phối Liệt Khuyết (P 7) + Ngư Tế (P 10) + Thiếu Trạch (Ttr 1) trị ho (Tư Sinh Kinh).
6. Phối Đản Trung (Nh 17) + Nhũ Căn (Vi 18) + Phế Du (Bq 13) + Phong Môn (Đ 20) + Túc Tam Lý (Vi 36) trị ho lâu ngày (Châm Cứu Đại Thành).
7. Phối Đại Trữ (Bq 11) + Phong Phủ (Đc 16) + Trung Phủ (P 1) để tả nhiệt ở trong ngực (Loại Kinh Đồ Dực).
8. Phối Du Phủ (Th 27) + Đản Trung (Nh 17) + Hợp Cốc (Đtr 4) + Liệt Khuyết (P 7) + Phù Đột (Đtr 18) + Thập Tuyên + Thiên Đột (Nh.22) + Thiên Song (Ttr 16) + Trung Phủ (P 1) trị ngũ anh [bướu cổ] (Châm Cứu Đại Toàn).
9. Phối Thiếu Hải (Tm 3) + Thực Đậu (Ty 17) + Thương Dương (Đtr 1) trị màng ngực có nước (Châm Cứu Học Thượng Hải).
Ghi chú
Tránh mạch máu, châm sâu quá làm người bệnh thở dồn (Giáp Ất Kinh). Có thai không châm (Loại Kinh Đồ Dực).