Ý nghĩa tên gọi Huyệt Thừa Cân đó là: Thừa: tiếp nhận; Cân chỉ cơ bắp chân. Huyệt ở vị trí có bắp chân vì vậy gọi là Thừa Cân (Trung Y Cương Mục).
Tên gọi khác
Chuyên Trường, Đoan Trường, Trực Dương, Trực Trường.
Xuất xứ
Giáp Ất Kinh.
Đặc tính
Huyệt thứ 56 của kinh Bàng Quang.
Vị trí huyệt thừa cân
Ở trung điểm nối 2 huyệt Thừa Sơn (Bq.57) và Hợp Dương (Bq.55).
Giải phẫu
- Dưới da là khe giữa cơ sinh đôi ngoài và trong, cơ dép, cơ chầy sau, màng gian cốt.
- Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh chầy sau. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh S2.
Tác dụng huyệt thừa cân
Thư cân, hoạt lạc.
Chủ trị
Trị chân đau, vai lưng đau cứng, vùng thắt lưng đau, chi dưới liệt, vọp bẻ.
Châm cứu huyệt thừa cân
Châm thẳng 1 – 1,5 thốn. Cứu 3 – 5 tráng. Ôn cứu 5 – 10 phút.
Phối hợp huyệt
1. Phối Dương Cốc (Ttr.5) + Thừa Phò Bq.36) + Ủy Trung (Bq.40) trị trĩ (Thiên Kim Phương).
2. Phối Kinh Cốt (Bq.64) + Thừa Sơn (Bq.57) + Thương Khâu (Ty.5) trị chân co quắp (Thiên Kim Phương).
3. Phối Bộc Tham (Bq.61) + Giải Khê (Vi.41) + Dương Lăng Tuyền (Đ.34) trị hoắc loạn thổ tả (Tư Sinh Kinh).
4. Phối Tam Âm Giao (Ty.6) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Ủy Trung (Bq.40) trị đùi tê, mất cảm giác (Châm Cứu Học Giản Biên).
5. Phối Chi Câu (Ttu.6) + Đại Trường Du (Bq.24) + Tam Âm Gia (Ty.6) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị táo bón (Châm Cứu Học Giản Biên).
6. Phối Bột Tham (Bq.61) + Trúc Tân (Th.9) + Trung Đô (C.6) trị cơ bắp chân đau (Châm Cứu Học Thượng Hải).