Ý nghĩa tên gọi Huyệt Trung Độc đó là: Huyệt ở giữa (trung) chỗ lõm sau cân cơ đùi, giống hình cái rãnh nước (độc), vì vậy gọi là Trung Độc (Trung Y Cương Mục).
Xuất xứ
Giáp Ất Kinh.
Đặc tính
Huyệt thứ 32 của kinh Đởm.
Vị trí huyệt trung độc
Xác định huyệt Phong Thị (Đ.31) đo thẳng xuống 2 thốn, trên lằn nhượng chân 5 thốn, bờ sau cân cơ đùi, bờ trước cơ nhị đầu đùi.
Giải phẫu
- Dưới da là bờ sau cân đùi và cơ rộng ngoài, bờ trước cơ 2 đầu đùi, cơ rộng giữa, xương đùi.
- Thần kinh vận động cơ là nhánh day thần kinh mông trên, các nhánh dây thần kinh đùi và nhánh dây thần kinh hông. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L3.
Tác dụng
Khu phong, tán hàn, thư cân, hoạt lạc, trấn thống.
Chủ trị
Trị thần kinh tọa đau, liệt nửa người, đùi đau.
Châm cứu
Châm thẳng 1 – 2 thốn. Cứu 3 – 5 tráng. Ôn cứu 5 – 10 phút.
Phối hợp huyệt
Phối Hoàn Khiêu (Đ.30) (châm) + Phế Du (Bq.13) + Túc Tam Lý (Vi.36) (cứu) trị yếu liệt (Châm Cứu Tụ Anh).