Cẩu Tích

CẨU TÍCH là rễ của cây cẩu tích Cibotium barometz (L). J.Sm. Họ Cẩu tích Dicksoniaceae mọc hoang ở vùng núi nước ta, vào tháng 4 – 6 hoặc tháng 10 đến tháng 12, đào lấy củ phơi khô. Khi dùng đốt trên ngọn lửa cho cháy sạch lông (lông cu li) sau đó ngâm nước 1- 2 ngày, đồ cho mềm, thái lát phơi khô, tẩm rượu hoặc muối ăn, sao qua.

Tính vị: vị đắng ngọt, hơi cay, tính ấm

Quy kinh: vào 2 kinh can, thận

Công năng chủ trị:

– Bổ can thận, mạnh gân cốt, trừ phong thấp, dùng điều trị các bệnh do gan thận yếu, đau lưng, đau khớp, suy tủy, hai chân tay tê mỏi, nhức trong xương, vô lực. Dùng bài thuốc sau để chữa đau khớp do lạnh: cẩu tích 16g, phụ tử chế, tỳ giải 12g, tô mộc 8g, làm viên hoàn, ngày uống 2 lần mỗi lần 8g.

– Cố thận: dùng trị bệnh đái tháo, đái nhiều không cầm lại được, phụ nữ băng lậu, đới hạ hoặc các bệnh di tinh, hoạt tinh.

Liều dùng: 4-12g

Kiêng kỵ: những người thận hư có nhiệt không dùng, âm hư có nhiệt, tiểu tiện không thông, miệng đắng lưỡi khô, không dùng. Lông cu li, lớp lông vàng óng mịn, phủ bên ngoài củ cẩu tích, dùng để cầm máu vết thương.

Chú ý: Khi dùng cẩu tích ngâm cho mềm, thái mỏng, sao với cát để bỏ lông.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Xem Nhiều Nhất