CHI TỬ là quả chín phơi khô bóc vỏ của cây Dành dành Gardenia jasminoides Ellis. Họ
Cà Phê Rubiaceae.
Tính vị: vị đắng, tính hàn
Quy Kinh: vào 5 kinh tâm, phế, can, đởm và tam tiêu
Công năng chủ trị:
– Thanh nhiệt giáng hỏa, thanh tâm nhiệt trừ phiền: dùng trong các trường hợp tâm phiền bất an, mất ngủ do tâm hỏa; hoặc sốt cao dẫn đến điên cuồng mê sảng; có thể phối hợp với hoàng liên, hoàng cầm.
– Thanh lợi thấp nhiệt: dùng trong bệnh can đởm thấp nhiệt (viêm gan, viêm túi mật) phối hợp với nhân trần, hoàng bá. Nếu bàng quang thấp nhiệt, tiểu tiện ngắn đỏ, đi tiểu buốt, dắt, phối hợp với mộc thông, hoạt thạch; nếu kèm theo xuất huyết thì phối hợp thêm trắc bách diệp, bạch mao căn, sinh địa.
– Chỉ huyết: nhiều khi huyết nhiệt dẫn đến thổ huyết, nục huyết (chảy máu cam) đại tiểu tiện ra huyết, chi tử 8g, hoa hòe sao đen 16g, sao vàng 8g. Uống dưới dạng thuốc hãm.
– Giải độc: dùng trong bệnh mụn nhọt: chỉ tử 16g, hoàng bá 12g, cam thảo 4g. Khi bị mụn nhọt ở vú hoặc khi đau mắt đỏ, có thể dùng lá dành dành rửa sạch giã nát lấy dịch đông đặc gói vào giấy bản hoặc vải gạc, đắp lên mí mắt. Khi bị chấn thương, cơ bị sưng đau, phù nề, dùng chi tử đắp ngoài để tiêu viêm.
Liều dùng: 4-12g
Kiêng kỵ: những người tỳ hư, đại tiện lỏng không dùng
Chú ý:
– Khi dùng với tính chất chỉ huyết thì sao đen.
– Tác dụng dược lý: vị thuốc có tác dụng hạ huyết áp, trường hợp do gan gây ra, có khả năng bài tiết dịch mật (mật tiết tốt hơn khi phối hợp với cúc hoa, hạ khô thảo). Từ vỏ quả dành dành chiết xuất được chất ursolic, (277o -278oC) có tác dụng hạ nhiệt an thần, ngoài ra có tác dụng hiệp đồng với hyosiamin.
– Tác dụng kháng khuẩn: chi tử có thể ức chế được vi khuẩn gây bệnh huyết hấp trùng. Ngoài ra còn có tác dụng chữa rắn cắn (Lê Khánh Trai).
– Khi dùng với tính chất chỉ huyết, cần tiến hành sao tốn tính.