ĐỊA CỐT BÌ là vỏ rễ phơi khô của cây Câu kỷ Lycium chinense Mill; Ninh hạ câu kỷ
Lycium barbarum. Họ Cà Solanaceae.
Tính vị: vị ngọt, hơi đắng; tính hàn
Quy kinh: vào 3 kinh can, thận phế
Công năng chủ trị:
– Thanh phế nhiệt, chỉ ho: dùng đối với bệnh ho do phế nhiệt hoặc phế nhiệt mà gây suyễn tức; có thể thanh được nhiệt ở phế, nhiệt được trừ thì khí phế trong sạch, ho suyễn tự hết, thường phối hợp với tang bạch bì.
– Dưỡng thận, bổ tỳ, thư can, trừ hư nhiệt: dùng trong trường hợp thận thủy bất túc; do đó mà có tác dụng mạnh gân cốt; còn dùng trong chứng âm hư hỏa vượng.
– Hạ nhiệt chỉ thống: dùng đối với bênh hư lao, âm hư có mồ hôi, lúc nóng, lúc lạnh, đau nhức trong xương; đầu nóng hoặc sốt lâu không giảm; thường phối hợp với miết giáp, sài hồ.
Liều dùng: 4-12g
Kiêng kỵ: những người có biểu chứng chưa giải thì không nên dùng.
Chú ý:
– Tác dụng dược lý: thuốc có tác dụng giải nhiệt, hạ huyết áp do giãn mạch, có tác dụng hạ đường huyết.
– Cần chú ý, hiện nay trên thị trường dùng vỏ rễ của một loại ngũ gia bì hương Acanthopanax nhập từ Trung Quốc có mùi thơm làm địa cốt bì.
– Từ vỏ thân, vỏ rễ của cây Hương gia bì Periplopca sepium trị đau khớp, tiểu đường, cao huyết áp họ thiên lý Asclepiaceae cũng làm vị địa cốt bì