Đỗ Trọng

ĐỖ TRỌNG dùng vỏ của cây đỗ trọng Eucommia ulmoides Oliv. Họ Đỗ trọng
Eucommiaceae. Hiện đã di thực vào nước ta, ngoài cây này chúng ta còn dùng đỗ trọng nam.

Tính vị: vị ngọt, cay, tính ấm

Quy kinh: vào 2 kinh can, thận

Công năng chủ trị:

– Bổ can thận, mạnh gân cốt: dùng để trị can thận hư, đau lưng, gối mỏi, hai chân mỏi, đau nhức trong xương, vô lực, chóng mặt, liệt dương, tiết tảo, xuất tinh sớm, thường phối hợp với tang ký sinh, thục địa.

– An thai: dùng trị động thai ra máu, có thể phối hợp với tục đoan, ngải diệp, thán, hoàng cầm, trư ma căn.

– Bình can hạ áp: chữa tăng huyết háp phối hợp với câu đằng, thiên ma, ba kích.

Liều dùng: 8-16g

Kiêng kỵ: những người thận hỏa vượng thịnh không nên dùng.

Chú ý:

– Đỗ trọng có thể dùng sống hoặc qua sao tẩm, nếu đem sao thì tác dụng hạ huyết áp tốt hơn để sống. Dùng sống để bổ gan, tẩm muối bổ thận, trị đau lưng, đau xương, tẩm rượu sao trị phong thấp, tê ngứa, sao đen tri động thai hoặc chữa rong kinh.

-Tác dụng dược lý: đỗ trọng co tác dụng hạ huyết áp đối với chó gây mê, làm mạnh sự co bóp của cơ tim, lợi niệu. Tiêm vào tĩnh mạch của chó, thỏ; dịch chiết của đỗ trọng sống, đỗ trọng sao và dạng chiết xuất bằng dung môi cồn. Kết quả thấy rằng tác dụng hạ huyết áp của đỗ trọng sao lớn hơn đỗ trọng sống. Dạng thuốc sắc so với dạng chiết xuất bằng cồn thì tác dụng mạnh hơn.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Xem Nhiều Nhất