Ý nghĩa tên gọi Huyệt Âm Thị đó là: Âm chỉ âm hàn thấp; Thị chỉ nơi kết tụ lại. Huyệt có tác dụng trị âm hàn thấp kết tụ, vì vậy gọi là Âm Thị (Trung Y Cương Mục).
Tên gọi khác
Âm Đỉnh.
Xuất xứ
Giáp Ất Kinh.
Đặc tính
Huyệt thứ 33 của kinh Vị.
Vị trí huyệt âm thị
Ở chỗ lõm trên góc trên ngoài xương bánh chè 3 thốn, sát bờ ngoài gân cơ thẳng trước đùi.
Giải phẫu
- Dưới da là khe giữa cơ thẳng trước và cơ rộng ngoài, cơ rộng giữa, xương đùi.
- Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh đùi.
- Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L3.
Tác dụng huyệt âm thị
Thư cân, thông kinh lạc.
Chủ trị
Trị chi dưới liệt, khớp gối viêm, hàn sán.
Châm cứu
Châm thẳng, sâu 0,5 – 1 thốn, cứu 3 – 5 tráng, Ôn cứu 5 – 10 phút.
Phối hợp huyệt
1. Phối Can Du (Bq 18) trị hàn sán (Tư Sinh Kinh).
2. Phối Phong Thị (Đ 31) trị chân và đùi yếu (Tư Sinh Kinh).
3. Phối Can Du (Bq 18) + Thái Khê (Th 3) trị hàn sán (Châm cứu Đại Thành).
4. Phối cứu Dương Quan (Đc 3) trị mông có cảm giác lạnh (Châm cứu Học Thượng Hải).