Ý nghĩa tên gọi Huyệt Bỉnh Phong đó là: Huyệt có tác dụng cầm giữ (bỉnh) gió (phong) vì vậy gọi là Bỉnh Phong (Trung Y Cương Mục).
Xuất xứ
Giáp Ất Kinh.
Đặc tính
- Huyệt thứ 12 của kinh Tiểu Trường.
- Huyệt giao hội với kinh Đại Trường, Tam Tiêu và Đởm.
Vị trí huyệt bỉnh phong
Bảo người bệnh giơ tay lên, huyệt ở chỗ lõm trên gai xương bả vai, phía thẳng với chỗ dầy nhất của gai xương sống bả vai, trên huyệt Thiên Tông (Ttr 11), giữa huyệt Cự Cốt (Đtr 16) và Khúc Viên (Ttr 13).
Giải phẫu
- Dưới da là cơ thang, cơ trên gai, xương bả vai.
- Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh sọ não XI, nhánh của đám rối cổ sâu và nhánh của dây thần kinh trên vai.
- Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C6.
Tác dụng
Thông kinh, hoạt lạc.
Chủ trị
Trị khớp vai đau, bả vai đau, vùng chi trên đau tê.
Châm cứu
Châm thẳng, sâu 0,5 – 1 thốn. Cứu 3 – 5 tráng, Ôn cứu 5 – 10 phút.
Phối hợp huyệt
Phối Vân Môn (P 2) trị vai và tay đau không giơ lên được (Bị Cấp Thiên Kim Phương).