HomeĐông YHuyệt Bộc Tham

Huyệt Bộc Tham

Ý nghĩa tên gọi Huyệt Bộc Tham đó là: Huyệt có ý chỉ: khi người đầy tớ quỳ gối xuống (tham dự vào việc cởi giầy cho chủ…) thì lộ huyệt ra, vì vậy gọi là Bộc Tham (Trung Y Cương Mục).

Tên gọi khác

An Tà, Bột Tham.

Xuất xứ

Giáp Ất Kinh.

Đặc tính

  • Huyệt thứ 61 của kinh Bàng Quang.
  • Huyệt giao hội với Mạch Dương Kiều.

Vị trí huyệt bộc tham

Xác định bờ trên mặt ngoài xương gót chân, huyệt ở sát bờ trên xương gót, thẳng dưới huyệt Côn Lôn, trên đường tiếp giáp lằn da đổi màu.

Vị trí huyệt bộc tham

Giải phẫu

  • Dưới da là gân cơ mác bên dái và gân cơ mác bên ngắn ở phía trước, gân gót chân ở phía sau, bờ trên xương gót.
  • Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh cơ – da và dây thần kinh chầy sau.
  • Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh S1.

Tác dụng huyệt bộc tham

Ích Thận, cường cốt, thư cân, hoạt lạc, trấn tĩnh, an thần.

Chủ trị

Trị gót chân đau, chi dưới yếu liệt.

Châm cứu huyệt bộc tham

Châm thẳng 0,3 – 0,5 thốn. Cứu 3 – 5 tráng. Ôn cứu 5 – 10 phút.

Phối hợp huyệt

1. Phối Kim Môn (Bq 63) trị trẻ nhỏ bị động kinh, điên giản [Mã giản] (Giáp Ất Kinh).

2. Phối Chí Âm (Bq 67) + Giải Khê (Vi 41) + Khâu Khư (Đ 40) + Khiếu Âm (Đ 44) trị gân cơ cứng (Tư Sinh Kinh).

3. Phối A Thị Huyệt + Côn Lôn (Bq 60) + Thái Khê (Th 3) + Thừa Sơn (Bq 57) trị gót chân đau (Châm cứu Học Giản Biên).

Tham khảo

“Bệnh Điên khi mới bắt đầu phát, trước hết người bệnh bị vặn ngược, cứng đờ, cột sống cứng, bệnh biểu hiện ở các kinh Túc Dương Minh, Túc Thái Âm, Thủ Thái Âm và Túc Thái Dương, châm ở các huyệt ủy Dương (Bq 39) + Phi Dương (Bq 58) + Bộc Tham (Bq 61) + Kim Môn (Bq 63), châm xuất huyết cho đến khi nào mầu huyết biến (thành đỏ) mới thôi” – Thiên Điên Cuồng (Linh Khu 22, 7-8).

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Xem Nhiều Nhất