Ý nghĩa tên gọi Huyệt Cầu Hậu đó là: Cầu = nhãn cầu. Hậu = phía sau. Huyệt châm vào phía sau nhãn cầu để trị những bệnh về mắt, vì vậy, gọi là huyệt Cầu Hậu.
Xuất xứ
Châm cứu Kinh Ngoại Kỳ Huyệt Đồ Phổ.
Đặc tính
Kỳ Huyệt.
Vị trí huyệt cầu hậu
Bệnh nhân nhắm mắt, nhìn thẳng, bờ dưới phía ngoài tròng mắt, huyệt ở chỗ giao tiếp của 3/4 trong và 1/4 ngoài.
Chủ trị
Trị cận thị, thần kinh thị giác viêm, thần kinh thị giác teo, mắt lác, thủy tinh thể đục, mắt mờ.
Châm cứu huyệt cầu hậu
Bảo bệnh nhân mắt nhìn thẳng, mũi kim hơi hướng lên phía trên, chỗ thần kinh thị giác, sâu 1 – 2 thốn.
Phối hợp huyệt
1. Phối Dưỡng Lão (Ttr 6) + Hợp Cốc (Đtr 4) + Kiện Minh 4 + Phong Trì (Đ 20) + Quang Minh (Đ 37) + Tình Minh (Bq 1) trị thần kinh thị giác viêm (Châm cứu Học Thượng Hải).
2. Phối Thần Môn (Tm.7) trị mắt mờ (Châm cứu Học Thượng Hải).
3. Phối Can Du (Bq 18) + Ế Minh + Hợp Cốc (Đtr 4) + Thái Dương + Tình Minh (Bq 1) trị giác mạc đục (Châm cứu Học Thượng Hải).
Ghi chú
- Huyệt này châm vào mạch máu rất dễ gây ra xuất huyết bên trong, vì vậy, khi rút kim ra, nên ép mạnh bông vào một lát để đề phòng chảy máu.
- Nếu có xuất huyết thì quanh vùng mắt sẽ bị tím, không ảnh hưởng gì đến thị lực, chừng một tuần lễ các vết đó sẽ tiêu hết.
- Không nên châm sâu quá.