HomeĐông YHuyệt Huyền Chung

Huyệt Huyền Chung

Ý nghĩa tên gọi Huyệt Huyền Chung đó là: Huyền = treo lơ lửng. Chung = cái chuông. Ngày xưa, trẻ nhỏ thường được đeo vòng có mang 1 cái chuông nhỏ ở ngang huyệt này ở chân, vì vậy gọi là Huyền Chung (Trung Y Cương Mục).

Tên gọi khác

Tuyệt Cốt, Tủy Hội.

Xuất xứ

Giáp Ất Kinh.

Đặc tính

  • Huyệt thứ 39 của kinh Đởm.
  • Huyệt Hội của tủy.
  • Huyệt Lạc của 3 kinh Dương ở chân (Bàng Quang, Đởm và Vị).

Vị trí huyệt huyền chung

Trên đỉnh mắt cá ngoài 3 thốn, giữa bờ sau xương mác và gân cơ mác bên dài, cơ mác bên ngắn.

Vị trí huyệt huyền chung

Giải phẫu

  • Dưới da là khe giữa cơ mác bên ngắn với bờ trước xương mác.
  • Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh cơ – da. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L5.

Tác dụng huyệt huyền chung

Tiết Đởm hỏa, thanh tủy nhiệt, khu phong tà.

Chủ trị

Trị khớp gối và tổ chức mềm chung quanh bị viêm, cổ gáy đau cứng, chi dưới liệt.

Châm cứu huyệt huyền chung

Châm thẳng 1 – 1,5 thốn. Cứu 3–5 tráng, Ôn cứu 5 – 10 phút.

Phối hợp huyệt

1. Phối Nội Đình (Vi 44) trị ngực bụng đầy trướng (Châm Cứu Đại Thành).

2. Cứu Tuyệt Cốt (Đ 39) + Túc Tam Lý (Vi 36) mỗi huyệt 3 tráng: ngừa trúng phong (Châm Cứu Đại Thành).

3. Phối Công Tôn (Ty 4) + Thân Mạch (Bq 62) + Túc Tam Lý (Vi 36) trị chân yếu không có lực (Châm Cứu Đại Thành).

4. Phối Tam Âm Giao (Ty 6) + Túc Tam Lý (Vi 36) trị cước khí (Bách Chứng Phú).

5. Phối Phong Trì (Đ 20) trị còi xương (Ngọc Long Ca).

6. Phối Đại Đôn (C 1) + Thái Xung (C 3) trị sán khí (Châm Cứu Tụ Anh).

7. Phối Điều Khẩu (Vi 38) + Xung Dương (Vi 42) trị chân đi khó (Thiên Tinh Bí Quyết).

8. Phối Hiệp Khê (Đ 43) + Phong Trì (Đ 20) trị nửa đầu đau (Châm Cứu Học Thượng Hải).

9. Phối Hoàn Khiêu (Đ 30) + Phong Thị (Đ 31) + Thận Du (Bq 23) + Túc Tam Lý (Vi 36) + ủy Trung (Bq 40) trị nửa người bị liệt do trúng phong (Châm Cứu Học Giản Biên).

10. Phối Hậu Khê (Ttr 3) + Thiên Trụ (Bq 10) trị cổ vẹo (Châm Cứu Học Giản Biên).

Tham khảo

“Khi bị phong xâm phạm vào cẳng chân rất đau nhức, xoa bóp không khỏi (dấu hiệu là phong đã tới tủy), dùng Sàm Châm châm huyệt Tuyệt Cốt cho ra máu” (Tố Vấn 36, 25).

“Nhọt mọc từ não: chỉ 1 huyệt Tuyệt Cốt” (Ngoại Khoa Lý Lệ).

“Sách Giáp Ất Kinh ghi rằng: Huyền Chung là huyệt Lạc của túc Tam Dương kinh, túc là đại lạc của kinh túc Thiếu Dương, túc Thái Dương và túc Dương Minh, vì vậy, nó có tác dụng bổ dương khi phối hợp với huyệt Tam Âm Giao (Ty 6). Tam Âm Giao là huyệt giao hội của 3 kinh Âm, có tác dụng nuôi dưỡng âm. Chứng âm hư thì bổ huyệt Tam Âm Giao để nuôi dưỡng âm, chứng dương hư thì bổ Tuyệt Cốt để tráng dương. Âm hư dương vượng: nên bổ Tam Âm Giao và tả Tuyệt Cốt” (Thường Dụng Du Huyệt Lâm Sàng Phát Huy).

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Xem Nhiều Nhất