HomeĐông YHuyệt Khí Xung

Huyệt Khí Xung

Ý nghĩa tên gọi Huyệt Khí Xung đó là: Khí = năng lượng cần thiết cho sự sống, ý chỉ kinh khí chảy vào các kinh.  Xung = đẩy mạnh lên hoặc xuống. Huyệt ở vùng háng, xuất phát từ bụng, là nơi kinh khí của Vị và mạch Xung đi lên, vì vậy gọi là Khí Xung (Trung Y Cương Mục).

Tên gọi khác

Dương Hy, Dương Thỉ, Khí Nhai, Khí Vệ.

Xuất xứ

Giáp Ất Kinh.

Đặc tính

  • Huyệt thứ 39 của kinh Vị.
  • Huyệt quan trọng của Mạch Xung.
  • Huyệt tản khí lên trên.

Vị trí huyệt khí xung

Rốn xuống 5 thốn (huyệt Khúc Cốt – Nh.2) đo ra ngang 2 thốn.

Vị trí huyệt khí xung

Giải phẫu

  • Dưới da là cân cơ chéo to, bờ ngoài cơ thẳng to, cân cơ chéo bé của bụng và cơ ngang bụng, mạc ngang, phúc mạc; Trong ổ bụng là ruột non và tử cung khi có thai 2 – 3 tháng, bàng quang khi đầy.
  • Thần kinh vận động cơ là 6 dây thần kinh gian sườn dưới và dây thần kinh bụng – sinh dục. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L1.

Tác dụng huyệt khí xung

Thư tôn cân, tán nghịch khí, điều Bàng Quang.

Chủ trị

Trị vùng thận đau dữ dội, các bệnh về bộ phận sinh dục, đau do thoát vị.

Châm cứu huyệt khí xung

Châm thẳng sâu 0,5 – 1 thốn hoặc hướng mũi kim về phía bộ phận sinh dục, Cứu 3 – 5 tráng, Ôn cứu 5 – 10 phút.

Phối hợp huyệt

1. Phối Cự Hư Hạ Liêm (Vi 39)) + Cự Hư Thượng Liêm (Vi 37) + Tam Lý (Vi 36) để tả nhiệt trong Vị (Tố Vấn 61, 40).

2. Phối Bàng Quang Du (Bq 28) + Cư Liêu (Đ 29) + Hạ Liêu (Bq 34) + Thượng Liêu (Bq 31) + Trường Cường (Đc 1) + Yêu Du (Đc 2) trị lưng đau (Thiên Kim Phương).

3. Phối Chương Môn (C 13) + Nhiên Cốc (Th 2) + Tứ Mãn (Th 14) trị tiểu buốt (Thiên Kim Phương).

4. Phối Chương Môn (C 13) trị không nằm được (Tư Sinh Kinh).

5. Phối Khúc Tuyền (C 8) + Thái Xung (C 3) trị thoát vị (Châm Cứu Học Thượng Hải).

6. Phối Quan Nguyên (Nh 4) thấu Trung Cực (Nh 3) + Tam Âm Giao (Ty 6) trị đường tiểu viêm (Châm Cứu Học Thượng Hải).

Tham khảo

“Vị là biển của thủy cốc, du huyệt của nó lên trên tại huyệt Khí Nhai” (Linh Khu 33. 10).

“Khi tà khí lưu lại ở mạch Phục Xung, nếu đè tay lên vùng bụng, cảm thấy như có động dưới tay, khi nhấc tay lên sẽ có luồng nhiệt khí đi xuống 2 bên đùi giống như luồng nước sôi nóng (Linh Khu 61, 31).

“Xung Mạch hội ở Khí Nhai” (Tố Vấn 44, 19). “Thắt lưng đau lan đến dịch hoàn, bụng dưới và đùi, bỗng nhiên cúi lưng rồi không ngửa được: châm Khí Xung” (Giáp Ất Kinh).

“Khí Xung trị được bụng đầy do nhiệt, tiểu gắt” (Bị Cấp Thiên Kim Phương).

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Xem Nhiều Nhất