HomeĐông YHuyệt Kinh Cốt

Huyệt Kinh Cốt

Ý nghĩa tên gọi Huyệt Kinh Cốt đó là: Theo giải phẫu học, xương khối bàn chân thứ 5 gọi là kinh cốt. Huyệt ở sát vị trí xương này, vì vậy, gọi là Kinh Cốt (Trung Y Cương Mục).

Xuất xứ

Thiên ‘Bản Du’ (Linh Khu 2).

Đặc tính

  • Huyệt thứ 64 của kinh Bàng Quang.
  • Huyệt Nguyên của kinh Bàng Quang.

Vị trí huyệt kinh cốt

Bờ ngoài bàn chân, thẳng với ngón út, trước huyệt Kim Môn (Bq 63), đầu sau xương bàn chân 5, nơi tiếp giáp làn da đổi màu.

huyệt kinh cốt

Giải phẫu

  • Dưới da là cơ dạng ngón chân út, cùng xương bàn chân 5.
  • Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh chầy sau. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh S1.

Tác dụng huyệt kinh cốt

Khu phong, sơ tà, định thần chí.

Chủ trị

Trị đầu đau, chóng mặt, hồi hộp, động kinh, cơ tim viêm, lưng, đùi đau.

Châm cứu huyệt kinh cốt

Châm xiên, mũi kim hướng vào trong phía dưới, sâu 0,3 – 0,5 thốn. Cứu 3 – 5 tráng. Ôn cứu 5 – 10 phút.

Phối hợp huyệt

1. Phối Thừa Cân (Bq 56) + Thừa Sơn (Bq 57) + Thương Khâu (Ty 5) trị chân mỏi (Thiên Kim Phương).

2. Phối Nhiên Cốc (Th 2) + Thận Du (Bq 23) trị chân lạnh (Thiên Kim Phương).

3. Phối Trung Phong (C 4) + Tuyệt Cốt (Đ 39) trị cơ thể tê dại (Thiên Kim Phương).

4. Phối Trung Lữ Du (Bq 29) trị lưng đau không thể cúi ngửa được (Tư Sinh Kinh).

5. Phối Đại Trữ (Bq 12) trị cổ gáy cứng đau không cúi ngửa được (Tư Sinh Kinh).

6. Phối Đại Chung (Th 4) trị Tâm Đởm nhiệt (Châm Cứu Đại Thành).

7. Phối Khích Thượng + Nội Quan (Tb 6) + Thông Lý (Tm 5) + Thiếu Phủ (Tm 8) trị cơ tim viêm (Châm Cứu Học Thượng Hải).

Tham khảo

Thiên Hàn Nhiệt Bệnh ghi: “Chứng Quyết Tâm Thống, đau ra đến vùng lưng, hay bị co rút như có gì từ ngoài sau đến chạm vào Tâm, làm cho lưng gù lại, gọi là Thận Tâm thống, trước hết châm huyệt Kinh Cốt + Côn Lôn [nếu không giảm châm thêm Nhiên Cốc] (Linh Khu 24, 11).

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Xem Nhiều Nhất