HomeĐông YHuyệt Lãi Câu

Huyệt Lãi Câu

Ý nghĩa tên gọi Huyệt Lãi Câu đó là: Lãi = con mọt đục trong thân cây ; Câu = rãnh nước lõm như hình cái ao. Huyệt nằm ở vùng xương ống chân, ở chỗ lõm có hình dạng như con mọt, vì vậy gọi là Lãi Câu (Trung Y Cương Mục).

Tên gọi khác

Giao Nghi, Lai Cấu, Lãi Cấu, Lây Câu, Lây Cấu.

Xuất xứ

Thiên ‘Kinh Mạch’ (Linh Khu 10).

Đặc tính

  • Huyệt thứ 5 của kinh Can.
  • Huyệt Lạc, nơi xuất phát kinh Biệt Can.

Vị trí huyệt lãi câu

Ở bờ sau xương chày, cách trên đỉnh mắt cá trong 5 thốn.

huyệt lãi câu

Giải phẫu

Dưới da là mặt trước – trong của xương chầy. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L4.

Tác dụng huyệt lãi câu

Sơ can, lợi khí, thông lạc.

Chủ trị

Trị khớp xương chậu viêm, tiểu bí, di tinh, liệt dương.

Châm cứu huyệt lãi câu

  • Châm thẳng vào bờ sau xương chày, sâu 0,5– 0,8 thốn.
  • Trị cơ thể đau: hướng mũi kim lên bờ sau xương chày 1,5 – 2 thốn, sau khi đắc khí, vê mạnh có cảm giác căng tức lan lên đầu gối hoặc lan tới vùng bộ phận sinh dục.
  • Cứu 1 – 3 tráng, Ôn cứu 3 – 5 phút.

Phối hợp huyệt

1. Phối Đại Đôn (C.1) + Hành Gian (C.2) + Lan Môn + Quan Nguyên (Nh.4) + Thái Xung (C.3) + Thủy Đạo (Vi.28) + Trung Phong (C.4) trị các loại sán khí (Y Học Cương Mục).

2. Phối Khúc Tuyền (C.10) + Thái Xung (C.3) trị dịch hoàn viêm (Châm Cứu Học Thượng Hải).

Tham khảo

Thiên Thích Yêu Thống ghi: “Mạch kinh quyết âm (Can) bị tổn thương, vùng thắt lưng sẽ đau nhức, thân thể có cảm giác căng như dây cung, châm ở mạch quyết âm (huyệt Lãi Câu), mạch đó ở bắp chân, sờ tay vào thấy chỗ nào có chỗ lõm đó là huyệt. Nên châm 3 nốt” (Tố Vấn 41, 5).

Thiên Kinh Mạch ghi: “Biệt của túc Quyết Âm tên là Lãi Câu, nằm ở trên mắt cá chân trong 5 thốn, liên lạc với kinh Thiếu dương. Chi biệt của nó đi qua xương chầy lên trên đến dịch hoàn rồi kết lại ở âm hành. Nếu bị bệnh khí nghịch sẽ làm cho dịch hoàn bị sưng. Thực chứng thì dương vật cương và dài ra, hư chứng thì sẽ bị ngứa. Nên chọn huyệt Lạc để châm” (Linh Khu 10, 170).

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Xem Nhiều Nhất