Ý nghĩa tên gọi Huyệt Linh Đài đó là: Linh ở đây chỉ tâm linh. Huyệt ở gần vùng tạng Tâm, vì vậy gọi là Linh Đài (Trung Y Cương Mục).
Xuất xứ
Thiên ‘Khí Phủ Luận’ (Tố Vấn 59).
Đặc tính
Huyệt thứ 10 của mạch Đốc.
Vị trí huyệt linh đài
Chỗ lõm dưới đầu mỏm gai đốt sống lưng 6.
Giải phẫu
- Dưới da là gân cơ thang, cân ngực – thắt lưng của cơ lưng to, cơ gai dài của lưng, cơ ngang gai, dây chằng trên gai, dây chằng gian gai, dây chằng vàng, ống sống.
- Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh sọ não số XI, nhánh đám rối cổ sâu và các nhánh của dây thần kinh sống. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D6.
Tác dụng huyệt linh đài
Tuyên Phế, chỉ khái, thông kinh, hoạt lạc,
Chủ trị
Trị lưng đau, gáy cứng, ho suyễn.
Châm cứu huyệt linh đài
Châm chếch lên, luồn dưới mỏm gai, hướng vào khoảng gian đốt sống lưng 6 – 7, sâu 0,3 – 0,8 thốn. Cứu 10 – 15 phút.
Phối hợp huyệt
1. Phối Hợp Cốc (Đtr.4) + Khích Môn (Tb.4) + Thiên Trụ (Bq.12) + Ủy Trung (Bq.40) trị đinh nhọt, hồng ty đinh (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu).
2. Phối Dương Lăng Tuyền (Đ.38) trị giun chui ống mật (Châm Cứu Học Thượng Hải). 3. Phối Đào Đạo (Đc.13) + Nội Quan (Tb.6) trị sốt rét (Châm Cứu Học Thượng Hải).
Ghi chú
Phối Đào Đạo (Đc.13) + Nội Quan (Tb.6) trị sốt rét (Châm Cứu Học Thượng Hải).
Nếu châm lỡ phát sinh ra trạng thái chân tay không thể làm được những động tác phức tạp, nên châm huyệt ủy Trung (BQ 40) để giải cứu, sâu chừng 1 thốn, hướng ra phía ngoài, vê kim đồng thời dùng phép đề tháp (nâng lên, hạ xuống) 7 lần, thì có thể hồi phục bình thường (Danh Từ Huyệt Vị Châm Cứu).