Ý nghĩa tên gọi Huyệt Ngoại Lăng đó là: Huyệt ở phía mặt ngoài bụng, chỗ có hình dạng như cái gò, vì vậy gọi là Ngoại Lăng (Trung Y Cương Mục).
Xuất xứ
Giáp Ất Kinh.
Đặc tính
Huyệt thứ 26 của kinh Vị.
Vị trí huyệt ngoại lăng
Dưới rốn 1 thốn (huyệt Âm Giao – Nh.7) ra ngang 2 thốn.
Giải phẫu
- Dưới da là cân cơ chéo to, cơ thẳng to, mạc ngang, phúc mạc, trong ổ bụng là ruột non và tử cung khi có thai 6–7 tháng, bàng quang khi bí tiểu.
- Thần kinh vận động cơ là 6 dây thần kinh gian sườn dưới và dây thần kinh bụng – sinh dục. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D11.
Tác dụng
Tán hàn, chỉ thống, lý khí.
Chủ trị
Trị bụng đau, kinh nguyệt rối loạn.
Châm cứu
Châm thẳng 1 – 1,5 thốn, Cứu 5 – 7 tráng, Ôn cứu 10 – 20 phút.
Phối hợp huyệt
Phối Thiên Xu (Vi 25) trị trong bụng đau (Tư Sinh Kinh).
Ghi chú
Theo De La Fuye: tả huyệt này, nên thêm huyệt Thân Mạch (Bq 62).