HomeĐông YHuyệt Nhật Nguyệt

Huyệt Nhật Nguyệt

Ý nghĩa tên gọi Huyệt Nhật Nguyệt đó là: Nhật Nguyệt là Mộ Huyệt của kinh Đởm, Đởm giữ chức quan trung chính, chủ về quyết đoán, làm cho mọi sự được sáng tỏ. Mặt trời, mặt trăng cũng làm cho mọi sự được sáng, vì vậy gọi là Nhật Nguyệt (Trung Y Cương Mục).

Tên gọi khác

Đởm Mạc, Đởm Mộ, Thần Quang.

Xuất xứ

Thiên ‘Kinh Mạch’ (Linh Khu 10).

Đặc tính

  • Huyệt thứ 24 của kinh Đởm.
  • Huyệt Mộ của kinh Túc Thiếu Dương Đởm.
  • Huyệt hội với Dương Duy Mạch và kinh Chính Túc Thái Âm.

Vị trí huyệt nhật nguyệt

Tại giao điểm của đường thẳng ngang qua đầu ngực và khoảng gian sườn 7.

Vị trí huyệt nhật nguyệt

Giải phẫu

  • Dưới da là chỗ tiếp nối giữa phần thịt và phần cân của cơ chéo to của bụng, các cơ gian sườn 7, bên phải là gan, bên trái là lách hoặc dạ dầy.
  • Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh gian sườn 7. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D7 hoặc D8.

Tác dụng huyệt nhật nguyệt

Sơ Đởm khí, hóa thấp nhiệt, hòa trung tiêu.

Chủ trị

Trị dạ dày viêm, gan viêm, túi mật viêm, nấc cụt.

Châm cứu

Châm xiên 0,5 – 0,8 thốn. Cứu 3–5 tráng, Ôn cứu 5 –10 phút.

Phối hợp huyệt

Phối Thận Du (Bq 23) + Trung Quản (Nh 12) + Tỳ Du (Bq 20) trị ăn không tiêu, nôn mửa, nuốt chua (Loại Kinh Đồ Dực).

Ghi chú

Không châm sâu vì có thể đụng cơ quan nội tạng.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Xem Nhiều Nhất