HomeĐông YHuyệt Phi Dương

Huyệt Phi Dương

Ý nghĩa tên gọi Huyệt Phi Dương đó là: Phi Dương là huyệt Lạc, ở đây có ý chỉ khí của túc Thái Dương Bàng Quang bay lên hướng nhập vào túc Thiếu Âm Thận, vì vậy gọi là Phi Dương (Trung Y Cương Mục).

Tên gọi khác

Quyết Dương.

Xuất xứ

Thiên ‘Kinh Mạch’ (Linh Khu .10).

Đặc tính 

  • Huyệt thứ 58 của kinh Bàng Quang.
  • Huyệt Lạc của kinh Bàng Quang.

Vị trí huyệt phi dương

Đỉnh ngoài mắt cá chân đo lên 7 thốn, ngang huyệt Thừa Sơn (Bq.57) 1 thốn. Nơi tiếp giáp giữa phần thịt và phần gân của bờ ngoài cơ sinh đôi ngoài.

Vị trí huyệt phi dương

Giải phẫu

  • Dưới da là bờ ngoài chỗ tiếp nối giữa phần thịt với phần gân của cơ sinh đôi ngoài, cơ dép, cơ gấp dài ngón chân cái, cơ chày sau, màng gian cốt.
  • Thần kinh vận động cơ là các nhánh dây thần kinh chày sau. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh S2 hoặc L5.

Tác dụng huyệt phi dương

Khu phong tà ở kinh Thái Dương, tán phong thấp ở kinh lạc.

Chủ trị

Trị vùng lưng và chân đau, khớp viêm do phong thấp, Bàng Quang viêm, Thận viêm, động kinh.

Châm cứu huyệt phi dương

Châm thẳng 1 – 1,5 thốn. Cứu 3 – 5 tráng. Ôn cứu 5 – 10 phút.

Phối hợp huyệt

1. Phối Thừa Phò (Bq.36) + Ủy Trung (Bq.40) trị trĩ (Giáp Ất Kinh).

2. Phối Hoạt Nhục Môn (Vi.24) + Thái Ất (Vi.23) trị điên cuồng, nôn mửa (Thiên Kim Phương).

3. Phối Dũng Tuyền (Th.1) + Hàm Yến (Đ.4) + Hậu Đỉnh (Đc19) trị gáy và đỉnh đầu đau (Thiên Kim Phương).

4. Phối Phế Du (Bq.13) trị chóng mặt (Tư Sinh Kinh).

5. Phối Chi Chánh (Ttr.7) trị chóng mặt (Tư Sinh Kinh).

6. Phối Dương Cốc (Ttr.5) trị chóng mặt (Tư Sinh Kinh).

7. Phối Bộc Tham (Bq.61) + Hoàn Cốt (Đ.12) + Phục Lưu (Th.7) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Xung Dương (Vi.43) trị chân teo, chân mất cảm giác, rơi dép mà không biết (Tư Sinh Kinh).

8. Phối Hoạt Nhục Môn (Vi.24) + Thái Ất (Vi.23) trị điên cuồng le lưỡi (Phổ Tế Phương).

9. Phối Hoàn Khiêu (Đ.30) + Quan Nguyên Du (Bq.26) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Thận Du (Bq.23) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị lưng và đùi đau, chân tê dại, mất cảm giác (Châm Cứu Học Giản Biên).

10. Phối Âm Lăng Tuyền (Ty.9) + Bàng Quang Du (Bq.28) + Trung Cực (Nh.3) trị Bàng Quang viêm (Châm Cứu Học Thượng Hải).

Tham khảo

Thiên Hàn Nhiệt Bệnh ghi: “Da bị hàn nhiệt, không thể nằm xuống được, lông tóc khô, mũi khô, mồ hôi không ra, thủ huyệt Lạc của kinh Tam dương (túc Thái Dương – huyệt Phi Dương) nhằm bổ cho kinh Thủ Thái Âm” (Linh Khu 21, 1).

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Xem Nhiều Nhất