HomeĐông YHuyệt Phong Thị

Huyệt Phong Thị

Ý nghĩa tên gọi Huyệt Phong Thị đó là: Thị chỉ sự tụ tập. Huyệt có tác dụng trị phong thấp gây nên tê, bại liệt chi dưới, là nơi tụ tập của phong khí. Huyệt có tác dụng đuổi được phong tụ đi, vì vậy gọi là Phong Thị (Trung Y Cương Mục).

Tên gọi khác

Thùy Thủ.

Xuất xứ

Trửu Hậu Phương.

Đặc tính

Huyệt thứ 31 của kinh Đởm.

Vị trí huyệt phong thị

Xuôi cánh tay thẳng xuống đùi, ép ngón tay vào bờ sau cơ căng cân đùi, huyệt ở đầu ngón tay giữa áp lên đùi, trên nếp nhượng chân 7 thốn, giữa gân cơ nhị đầu đùi và cơ rộng giữa.

Vị trí huyệt phong thị

Giải phẫu

Dưới da là bờ sau cân đùi và cơ rộng ngoài bờ trước cơ 2 đầu đùi, cơ rộng giữa, xương đùi. Thần kinh vận động cơ là nhánh dây thần kinh mông trên, các nhánh dây thần kinh đùi và nhánh dây thần kinh hông. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L2.

Tác dụng huyệt phong thị

Khu phong, tán hàn thấp, làm mạnh gân cốt, điều khí huyết.

Chủ trị

Trị chi dưới liệt, vùng lưng và chân đau, thần kinh tọa đau.

Châm cứu huyệt phong thị

Châm thẳng 1 – 1,5 thốn. Cứu 3–5 tráng. Ôn cứu 5 – 10 phút.

Phối hợp huyệt

1. Phối Hành Gian (C.2) + Ủy Trung (Bq.40) trị lưng đau, khó xoay trở (Ngọc Long Ca).

2. Phối Âm Giao (Nh.7) trị đùi, chân không có sức (Châm Cứu Tụ Anh).

3. Phối (cứu) Hoàn Khiêu (Đ.30) trị bệnh ở phần trên đầu gối (Châm Cứu Đại Thành).

4. Phối Dương Lăng Tuyền (Đ.34) (Đ.34) + Khúc Trì (Đtr.11) + Ngoại Quan (Ttu.5) (Ttu.5) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Thủ Tam Lý (Đtr.10) trị tay chân đau do phong (Châm Cứu Đại Thành).

5. Phối Côn Lôn (Bq.60) trị phong thấp đau nhức (Châm Cứu Tập Thành).

6. Phối Bá Hội (Đc.20) + Khúc Trì (Đtr.11) + Kiên Ngung (Đtr.15) + Phát Tế + Phong Thị (Đ.31) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Tuyệt Cốt (Đ.39) trị chân tay mất cảm giác hoặc có cảm giác đau, di chứng trúng phong (Vệ Sinh Bảo Giám).

7. Phối Côn Lôn (Bq.60) + Đơn Điền (Nh.6) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Quan Nguyên (Nh.4) + Thủ Tam Lý (Đtr.10) trị có dấu hiệu tiền trúng phong [tay chân tê, tâm thần rối loạn] (Thần Cứu Kinh Luân).

8. Phối Côn Lôn (Bq.60) + Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Hoàn Khiêu (Đ.30) (Đ.30) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Khúc Trì (Đtr.11) + Kiên Ngung (Đtr.15) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Tuyệt Cốt (Đ.39) trị trúng phong không nói được đờm nhớt ủng tắc (Châm Cứu Toàn Thư).

9. Phối Đại Chùy (Đc.14) + Huyết Hải (Ty.10) + Khúc Trì (Đtr.11) + Ngoại Quan (Ttu.5) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị ban sởi, thần kinh da viêm (Châm Cứu Học Giản Biên).

10. Phối Âm Lăng Tuyền (Ty.9) + Thân Trụ (Đc.13) + Thần Môn (Tm.9) trị bệnh múa vờn (Châm Cứu Học Thượng Hải).

11. Phối Âm Lăng Tuyền (Ty.9) + Công Tôn (Ty.4) + Hoàn Khiêu (Đ.30) trị cước khí (Châm Cứu Học Thượng Hải).

12. Phối Âm Thị (Vi.33) + Dương Lăng Tuyền (Đ.34) trị chân liệt, đầu gối đau (Châm Cứu Học Thượng Hải).

13. Phối Phục Thố (Vi. 32) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Tuyệt Cốt (Đ.39) trị cước khí (Tứ Bản Giáo Tài Châm Cứu Học).

Tham khảo

“Cứu cước khí: Phong Thị 2 huyệt” (Ngoại Đài Bí Yếu). “Huyệt Phong Thị là huyệt chủ yếu trị chứng phong tý đau nhức” (Cảnh Nhạc Toàn Thư).

“2 chân tê, chân và gối không có lực, châm Phong Thị 0,5 thốn, bổ nhiều tả ít, lưu kim 5 hô” (Y Học Cương Mục).

“Huyệt Phong Thị, theo sách Giáp Ất Kinh nguyên là một Kỳ Huyệt, sau này sách Châm Cứu Đại Thành mới nhập vào kinh túc Thiếu Dương Đởm” (Châm Cứu Học Thượng Hải).

“Phong Thị chủ trị đùi bị trúng phong, 2 gối không có sức, cước khí” (Thập Tứ Kinh Yếu Huyệt Chủ Trị Ca).

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Xem Nhiều Nhất