HomeĐông YHuyệt Phù Đột

Huyệt Phù Đột

Ý nghĩa tên gọi Huyệt Phù Đột đó là: Theo người xưa 4 ngang ngón tay gọi là 1 phù, tức là bằng 3 đồng thân thốn. Đột = nhô lên cao, chỉ đỉnh (củ) hầu. Huyệt ở ngang củ hầu 3 thốn, vì vậy gọi là Phù Đột (Trung Y Cương Mục).

Tên gọi khác

Phò Đột, Thủy Đột, Thủy Huyệt.

Xuất xứ

Thiên ‘Bản Du’ (Linh Khu .2).

Đặc tính

  • Huyệt thứ 18 của kinh Đại Trường.
  • Một trong nhóm huyệt Thiên Dũ.
  • Huyệt đặc hiệu dùng trong trường hợp mất tiếng.

Vị trí huyệt phù đột

Trên cơ ức – đòn – chũm, trên đường ngang qua bờ trên sụn giáp trạng, ngang ra 3 thốn.

Vị trí huyệt phù đột

Giải phẫu

  • Dưới huyệt là cơ bám da cổ, bó ức và bó đòn của cơ ức – đòn – chũm, các cơ bậc thang, chỗ bám vào xương của cơ góc.
  • Thần kinh vận động cơ là dây thần kinh cơ da – cổ, nhánh ngoài của dây thần kinh sọ não số XI, các nhánh của đám rối thần kinh cổ sâu. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C3.

Tác dụng huyệt phù đột

Tuyên phế, lý khí, chỉ khái, định suyễn, tiêu thũng, chỉ thống.

Chủ trị

Trị bụng đau, tắc tiếng nói, suyễn, ho.

Châm cứu

Châm thẳng sâu 0,5 – 1 thốn, Cứu 3 – 5 tráng, Ôn cứu 5 – 10 phút.

Phối hợp huyệt

1. Phối Thiên Đột (Nh.22) + Thiên Khê (Ty.18) trị họng khò khè, họng có cảm giác như vướng (Thiên Kim Phương).

2. Phối Hợp Cốc (Đtr.4) + Thiên Đột (Nh.22) trị mất tiếng, khàn tiếng (Châm Cứu Học Thượng Hải).

Tham khảo:

Thiên Hàn Nhiệt Bệnh ghi: “Bị cảm 1 cách đột ngột, khí nghịch lên (làm cho cổ họng và lưỡi) bị cứng: châm huyệt Phù Đột và châm ra máu Thiệt Bản [Phong Phủ]” (Linh Khu 21, 16).

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Xem Nhiều Nhất