Ý nghĩa tên gọi Huyệt Phục Lưu đó là: Mạch khí của kinh Thận khi đến huyệt Thái Khê thì đi thẳng lên rồi quay trở về phía sau mắt cá chân trong 2 thốn và lưu ở đấy, vì vậy gọi là Phục Lưu (Trung Y Cương Mục).
Tên gọi khác huyệt phục lưu
Ngoại Du, Ngoại Mạng, Ngoại Mệnh, Phục Bạch, Xương Dương.
Xuất xứ
Thiên ‘Bản Du’ (Linh Khu 2).
Đặc tính
- Huyệt thứ 7 của kinh Thận.
- Huyệt Kinh, thuộc hành Kim.
- Huyệt Bổ của kinh Thận.
Vị trí huyệt phục lưu
Giữa mắt cá chân trong và gân gót (huyệt Thái Khê (Th.3) đo thẳng lên 2 thốn, trong khe của mặt trước gân gót chân và cơ gấp dài riêng ngón cái.
Giải phẫu
- Dưới da là khe giữa bờ trên gót chân, mặt sau cơ gấp dài ngón chân cái, mặt sau đầu dưới xương chầy.
- Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh chầy sau. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L4.
Tác dụng huyệt phục lưu
Thanh thấp nhiệt, lợi Bàng quang, tư Thận, nhuận táo, điều Thận khí, khử thấp, tiêu trệ.
Chủ trị
Trị lưng đau, chi dưới liệt, tiêu chảy, mồ hôi trộm, Thận viêm, tinh hoàn viêm.
Châm cứu huyệt phục lưu
Châm thẳng hoặc xiên, sâu 0,8 – 1,2 thốn. Cứu 3 – 5 tráng, Ôn cứu 5 – 10 phút.
Phối hợp huyệt
1. Phối Phong Long (Vi.40) trị tay chân phù (Giáp Ất Kinh).
2. Phối Đại Đô (Ty.2) + Phong Long (Vi.40) trị tay chân sưng (Thiên Kim Phương).
3. Phối Nhiên Cốc (Th.2) + Thái Xung (C.3) + Trung Phong (C.5) trị mồ hôi trộm (Thiên Kim Phương).
4. Phối Thần Khuyết (Nh.8) trị trúng thủy, khí trướng đầy (Tư Sinh Kinh).
5. Phối Lao Cung (Tb.8) trị hay tức giận (Tư Sinh Kinh).
6. Phối Bộc Tham (Bq.61) + Hoàn Cốt (Đ.12) + Phi Dương (Bq.58) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Xung Dương (Vi.42) trị chân teo, chân tê rớt giầy dép không biết (Tư Sinh Kinh).
7. Phối Hội Dương (Bq.35) + Thái Xung (C.3) trị tiêu ra máu (Tư Sinh Kinh).
8. Phối Thái Xung (C.3) trị sữa khó ra (Châm Cứu Tụ Anh).
9. Tả Phục Lưu + Bá Lao + bổ Hợp Cốc (Đtr.4) + tả Nội Đình (Vi.44) trị thương hàn không có mồ hôi (Châm Cứu Đại Thành).
10. Phối Hợp Cốc (Đtr.4) + Khúc Trì (Đtr.11) + Nhân Trung (Đc.26) trị thương hàn gây ra co cứng, bất tỉnh (Châm Cứu Đại Thành).
11. Phối Lệ Đoài (Vi.45) + Thân Mạch (Bq.62) trị chân lạnh (Châm Cứu Đại Thành).
12. Phối Hội Dương (Bq.35) + Thúc Cốt (Bq.65) trị tích tụ ở ruột (Châm Cứu Đại Thành).
13. Phối Cách Du (Bq.17) + Gian Sử (Tb.5) + Hành Gian (C.3) + Thận Du (Bq.23) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Tỳ Du (Bq.20) trị chứng huyết cổ (Loại Kinh Đồ Dực).
14. Phối Liệt Khuyết (P.7) + Phong Long (Vi.40) trị tay chân phù (Thần ứng Kinh).
15. Phối Hành Gian (C.2) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị chân không đi được (Châm Cứu Phùng Nguyên).
16. Phối Ẩn Bạch (Ty.1) + Hạ Liêu (Bq.34) + Hội Dương (Bq.35) + Lao Cung (Tb.8) + Thái Bạch (Ty.3) + Thái Xung (C.3) + Thừa Sơn (Bq.57) + Trường Cường (Đc.1) trị đại tiện ra máu (Thần Cứu Kinh Luân).
17. Phối Cao Hoang (Bq.43) + Đại Chùy (Đc.14) trị mồ hôi tự ra [tự hãn] (Thần Cứu Kinh Luân).
18. Phối Phế Du (Bq.23) + Y Hy (Bq.45) trị mồ hôi trộm [đạo hãn] (Thần Cứu Kinh Luân).
19. Phối Ế Minh Thận Du (Bq.23) + Thủy Phân (Nh.9) + Trúc Tân (Th.9) + Túc Tam Lý(Vi.36) trị gan bị xơ cứng (Châm Cứu Học Thượng Hải).
20. Phối Ế Phong (Ttu.17) + Thận Du (Bq.23) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị cổ trướng (Châm Cứu Học Thượng Hải).
21. Phối Liệt Khuyết (P.7) + Quan Nguyên (Nh.4) + Thận Du (Bq.23) + Thiên Xu (Vi.25) + Thủy Phân (Nh.9) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Tỳ Du (Bq.20) trị phù thũng (Phù thũng Bệnh Trung Y Giản Dị Phương Tuyển).
Tham khảo
Thiên Tạp Bệnh ghi: “Cổ họng khô, trong miệng nóng như có keo, thủ kinh túc Thiếu âm [huyệt Bổ của kinh Túc Thiếu Âm – Phục Lưu] (Linh Khu 26, 5).
Thiên Khẩu Vấn ghi: “…Nếu trong Vị bị nhiệt thì trùng bị động, trùng động thì Vị bị hoãn, Vị bị hoãn thì huyệt Liêm Tuyền khai, vì thế nước miếng bị chảy ra, châm bổ kinh túc Thiếu Âm [Phục Lưu] (Linh Khu 28, 26).
“Nhiều mồ hôi: Hợp Cốc nên bổ trước, tiếp đến tả Phục Lưu thì mồ hôi khô” (Châm Cứu Tụ Anh).
“Đạo hãn: Phục Lưu biếm (châm) trước (Châm Cứu Tụ Anh).
“Thận hư: châm bổ huyệt Phục Lưu” (Châm Cứu Đại Thành). “… Tự hãn phát hoàng: cậy nhờ vào Phục Lưu” (Trửu Hậu Phương).
“Không mồ hôi, càng nên bổ huyệt Hợp Cốc, tả huyệt Phục Lưu, đều châm. Còn nếu mồ hôi chảy nhiều không ngừng, Hợp Cốc thu bổ hiệu quả như thần” (Lan Giang Phú).
“Huyệt Hợp Cốc phối với huyệt Phục Lưu (Th.7) vừa có tác dụng cầm mồ hôi, lại vừa có tác dụng làm cho ra mồ hôi, điều này sách vở đã nói rõ, không ai không biết. Nhưng hỏi vì sao nó cầm được mồ hôi hoặc ra mồ hôi thì không mấy ai biết.
Bổ Phục Lưu sở dĩ cầm được mồ hôi vì Phục Lưu thuộc kinh Thận, có tác dụng ôn được phần dương trong Thận để làm cho khí của Bàng Quang bốc lên trên và chuyển ra khắp cơ thể, làm cho phần vệ bên ngoài được vững.
Châm tả huyệt Hợp Cốc để thanh nhiệt của phần khí, nhiệt giải rồi thì mồ hôi tự cầm vậy. Bổ Hợp Cốc là để làm cho ra mồ hôi, vì Hợp Cốc thuộc dương, tính nhẹ, thanh, hay chạy ra phần Biểu, vì thế nên mới phát biểu, đuổi tà độc cùng với mồ hôi ra ngoài. Nếu tả thêm Phục Lưu là để cho vệ dương ở ngoài trở nên thưa hở, thành ra tác dụng khai bì mao vậy.
Trong trường hợp vì dương hư mà mồ hôi tự ra hoặc vì âm hư mà ra mồ hôi trộm, dù khác với ngoại tà nhưng dùng Hợp Cốc + Phục Lưu cũng có thể cầm lại được, vì Phục Lưu không phải chỉ làm ấm các phần dương trong cơ thể mà cũng bổ được phần âm trong Thận nữa.
Nói rộng ra thì đối với chứng hàn ẩm, suyễn hoặc là phù thũng… trước hết phải tìm cho rõ lý do, rồi nếu dùng Phục Lưu để chấn dương, hành thủy, dùng Hợp Cốc để lợi khí, giáng nghịch, công hiệu thường biết trước” (Phối Huyệt Khái Luận Giảng Nghĩa).
“Phối tả Xích Trạch (P.5) + Nội Đình có tác dụng giống như bài Thanh Táo Cứu Phế Thang trong sách Y Môn Pháp Luật (Du Huyệt Phối Ngũ).
“Phối tả Nội Đình (Vi.44) có tác dụng dưỡng âm, thanh nhiệt. Giống như bài Ngọc Nữ Tiễn trong sách Cảnh Nhạc Toàn Thư (Du Huyệt Phối Ngũ).
“Châm bổ Phục Lưu (Th.7) + tả huyệt Phong Trì + Thái Xung (C.3) hoặc Hành Gian (C.2) có tác dụng bình Can, tức phong, tư âm, tiềm dương giống như bài Trấn Can Tức Phong Thang của sách Trung Trung Tham Tây Lục (Thường Dụng Du Huyệt Lâm Sàng Phát Huy).
“Huyệt Phục Lưu, Thái Khê, Thận Du có công dụng khác nhau. Cả 3 huyệt đều có tác dụng bổ Thận nhưng Phục Lưu thiên về tư Thận âm. Thái Khê thiên về bổ Thận khí và tư Thận âm. Thận Du thiên về bổ Thận khí” (Thường Dụng Du Huyệt Lâm Sàng Phát Huy).
“Phối bổ Thận Du (Bq.23) + Quan Nguyên (Nh.4) có tác dụng bổ Thận Dương. Giống như bài Kim Qũy Thận Khí Hoàn trong sách Kim Quỹ Yếu Lược. Phàm Thận dương bất túc có thể sử dụng các huyệt này (Thường Dụng Du Huyệt Lâm Sàng Phát Huy).
“Phối bổ Quan Nguyên (Nh.4) + Thận Du (Bq.23) + tả Thông Lý (Tm.5) có tác dụng giống bài Địa Hoàng Ẩm Tử của Lưu Hà Gian” (Thường Dụng Du Huyệt Lâm Sàng Phát Huy).
“Phối bổ Tam Âm Giao (Ty.6) + tả Thái Xung (C.3) có tác dụng giống bài Đại Định Phong Châu trong sách Ôn Bệnh Điều Biện (Thường Dụng Du Huyệt Lâm Sàng Phát Huy).
“Phối tả Thái Xung (C.3) hoặc Hành Gian (C.2) + Khâu Khư (Đ.40) hoặc phối dùng phương pháp Thấu Thiên Lương. Có tác dụng giống bài Linh Dương Câu Đằng Thang trong sách Thông Tục Thương Hàn Luận. (Thường Dụng Du Huyệt Lâm Sàng Phát Huy).