HomeĐông YHuyệt Thái Dương

Huyệt Thái Dương

Huyệt Thái Dương được ứng dụng rất phổ biến, để trị các chứng bệnh khu vực đầu mặt.

Xuất xứ

Thánh Tế Tổng Lục.

Đặc tính

Kỳ Huyệt.

Vị trí huyệt thái dương

Ở chỗ lõm phía sau lông mày nơi có đường mạch xanh của Thái dương. Hoặc phía sau điểm giữa đoạn nối đuôi lông mày và đuôi mắt ước 1 tấc, nơi chỗ hõm sát cạnh ngoài mỏm ổ mắt xương gò má đè vào có cảm giác ê tức có khi thấy rõ mạch máu nổi lên.

Vị trí huyệt thái dương

Giải phẫu

  • Dưới huyệt là cân và cơ thái dương, xương thái dương.
  • Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh sọ não số V. Da vùng huyệt chi phối bởi dây thần kinh sọ não số V.

Tác dụng huyệt thái dương

Sơ giải đầu phong, thanh nhiệt, minh mục.

Chủ trị

Trị đầu đau, nửa đầu đau, cảm mạo, liệt mặt, bệnh mắt, thần kinh sinh ba đau.

Châm cứu huyệt thái dương

  • Châm thẳng sâu 0,5 – 1 thốn, tại chỗ có cảm giác căng tức.
  • Trị Thiên đầu thống có thể châm ngang, luồn mũi kim ra đến huyệt Suất Cốc dài 1 – 2 thốn, khi châm có cảm giác căng tức lan đến 2 mang tai.
  • Trị liệt dây thần kinh 7 (liệt mặt) có thể hướng mũi kim xuống huyệt Giáp Xa (Vi 6), sâu chừng 3 thốn, có cảm giác căng tức có khi lan tới vùng lưỡi.
  • Khi điều trị viêm kết mạc cấp tính hoặc nhức đầu có thể châm nặn ra một ít máu.

Phối hợp huyệt

1. Phối Hợp Cốc (Đtr.4) + Toàn Trúc (Bq 2) trị nhức đầu do thương hàn (Châm Cứu Đại Thành).

2. Phối Ngư Vĩ + Tình Minh (Bq 1) trị 2 mắt sưng đỏ đau, sợ sáng (Ngọc Long Ca).

3. Phối Hợp Cốc (Đtr.4) + Tình Minh (Bq 1) + Túc Tam Lý (Vi 36) trị mắt sưng đỏ đau đột ngột (Thẩm Thị Dao Hàm).

4. Phối Ấn Đường + Hợp Cốc (Đtr.4) trị đầu đau, cảm mạo (Châm Cứu Học Thượng Hải).

5. Phối Ế Phong (Ttu 17) trị răng đau (Châm Cứu Học Thượng Hải).

6. Phối Nhĩ Tiêm (nặn máu) trị kết mạc viêm cấp tính (Châm Cứu Học Thượng Hải).

7. Phối Toàn Trúc (Bq 2) [nặn máu] trị mi mắt viêm (Châm Cứu Học Thượng Hải).

Tham khảo

“Phía sau đuôi mắt 1 thốn là huyệt Thái Dương, không được làm tổn thương huyệt này. Nếu làm tổn thương mắt sẽ bị khô, không chữa được” (Thánh Tế Tổng Lục).

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Xem Nhiều Nhất