Ý nghĩa tên gọi Huyệt Thiên Đột đó là Thiên = vùng bên trên; Đột = ống khói. Huyệt có tác dụng làm thông phế khí (qua ống khói), vì vậy gọi là Thiên Đột (Trung Y Cương Mục).
Tên gọi khác
Ngọc Hộ, Thiên Cù.
Xuất xứ
Thiên ‘Bản Du’ (Linh Khu 2).
Đặc tính
- Huyệt thứ 22 của mạch Nhâm.
- Hội của mạch Nhâm và Âm duy.
- Một trong 4 huyệt Hội của Khí Âm và Dương (Quan Nguyên (Nh 4), Trung Quản (Nh 12), Thiên Đột (Nh 22) và Chí Dương (Đc 10).
Vị trí huyệt thiên đột
Giữa chỗ lõm trên bờ trên xương ức.
Giải phẫu
- Huyệt ở trước khí quản và thực quản, ở trong góc tạo nên bởi bờ trong của cơ ức – đòn – chũm, bờ trong của 2 cơ ức – đòn – móng và bờ trong của cơ ức – giáp trạng.
- Thần kinh vận động cơ do các nhánh của dây thần kinh XI và XII. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C3.
Tác dụng huyệt thiên đột
Tuyên Phế, hóa đờm, lợi yết (hầu), khai âm (thanh), điều khí.
Chủ trị
Trị họng đau, mất tiếng đột ngột, ợ, nấc, ho suyễn.
Châm cứu huyệt thiên đột
Châm kim qua da 0,2 – 0,5 thốn rồi hướng mũi kim theo mặt sau xương ức Cứu 5 – 15 phút.
Phối hợp huyệt huyệt thiên đột
1. Phối Chiên Trung (Nh 17) + Giải Khê (Vi 41) + Kiên Trung Du (Ttr.15) + Thiên Trì (Tb.1) trị ho suyễn (Tư Sinh Kinh).
2. Phối Phù Đột (Đtr.18) trị suyễn, khò khè (Tư Sinh Kinh).
3. Phối Hoa Cái (Nh 20) trị ho suyễn (Tư Sinh Kinh).
4. Phối Thiên Dung (Ttr.17) trị cổ gáy lở (Tư Sinh Kinh).
5. Phối Quan Xung (Ttu 1) trị khí bị ngăn nghẹn (Tư Sinh Kinh).
6. Phối Du Phủ (Th.27) + Đản Trung (Nh 17) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Khuyết Bồn (Vi 12) + Liệt Khuyết (P.7) + Phù Đột (Đtr.18) + Thập Tuyên (ra máu) + Thiên Song (Ttr.16) trị ngũ anh (Châm Cứu Đại Thành).
7. Phối Chiên Trung (Nh 17) trị ho suyễn (Ngọc Long Kinh).
8. Phối Phế Du (Bq 13) trị ho liên tục (Bách Chứng Phú).
9. Phối Dũng Tuyền (Th.1) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Phong Long (Vi 40) trị họng đau (Châm Cứu Tụ Anh).
10. Phối Âm Cốc (Th.10) + Linh Đạo (Tm.4) + Nhiên Cốc (Th.2) + Phong Long (Vi 40) + Phục Lưu (Th.7) trị câm (Loại Kinh Đồ Dực).
11. Phối Cự Khuyết (Nh 14) + Đản Trung (Nh 17) + Hạ Quản (Nh 10) + Tâm Du (Bq 15) + Thượng Quản (Nh 13) + Trung Khôi + Trung Quản (Nh 12) + Túc Tam Lý (Vi 36) + Tỳ Du (Bq 20) + Vị Du (Bq 19) trị ngũ ế, ngũ cách (Y Học Cương Mục).
12. Phối Phế Du (Bq 13) trị ho, tả Phế khí (Đan Khê Tâm Pháp).
13. Phối Gian Sử (Tb.5) + Kỳ Môn (C14) trị khan tiếng (Thần Cứu Kinh Luân).
14. Phối Đản Trung (Nh 17) + Hoa Cái (Nh 20) + Khí Hải (Nh 6) + Kỳ Môn (C14) + Nhũ Căn (Vi 18) + Toàn Cơ (Nh 21) trị suyễn (Thần Cứu Kinh Luân).
15. Phối Liệt Khuyết (P.7) + Nhũ Căn (Vi 18) + Trung Quản (Nh 12) + Túc Tam Lý (Vi 36) trị lãnh háo (Trung Hoa Châm Cứu Học).
16. Phối Chiên Trung (Nh 17) + Xích Trạch (P.5) trị ho, suyễn (Châm Cứu Học Giản Biên).
17. Phối Cách Du (Bq 17) + Nội Quan (Tb.6) trị cơ hoành co thắt (nấc) (Châm Cứu Học Thượng Hải).
18. Phối Nội Quan (Tb.6) + Trung Quản (Nh 12) trị cơ hoành co thắt (nấc) (Châm Cứu Học Thượng Hải).
19. Phối Chiếu Hải (Th.6) + Liệt Khuyết (P.7) trị trong họng có vật vướng (Châm Cứu Học Thượng Hải).
20. Phối Đản Trung (Nh 17) + Thiên Trì (Tb.1) trị khí quản viêm (Châm Cứu Học Thượng Hải).
21. Phối Dịch Môn (Ttu 2) + Dũng Tuyền (Th.1) + Nhiên Cốc (Th.2) trị đầu họng sưng có mủ (Châm Cứu Học Thượng Hải).
22. Phối Chí Dương (Đc 10) trị suyễn (Châm Cứu Học Thượng Hải).
23. Phối Đản Trung (Nh 17) + Định Suyễn + Phong Long (Vi 40) trị suyễn (Châm Cứu Học Thượng Hải).
24. Phối Đản Trung (Nh 17) + Du Phủ (Th.27) + Trung Phủ (P.1) trị hen tim (Châm Cứu Học Thượng Hải).
25. Phối Định Suyễn + Hợp Cốc (Đtr.4) + Khúc Trì (Đtr.11) trị khí quản viêm mạn (Châm Cứu Học Thượng Hải).
Tham khảo
Châm thẳng góc dễ vào khí quản gây ho.
Thiên Vệ Khí Thất Thường ghi: “Hoàng Đế hỏi: “Vệ khí vận hành thất thường bị lưu trệ ở trong bụng, súc tích không vận hành được, uất tụ lại nhưng không có nơi nhất định. Làm cho trướng mãn ở chi thể, hông sườn và Vị hoãn, hơi thở suyễn, khí nghịch lên trên. Dùng phương pháp gì để có thể trừ được chứng bệnh này?
– Kỳ Bá đáp … “Khí tích ở vùng ngực, nên châm tả huyệt Đại Nghênh (Vi 5), Thiên Đột và Hầu Trung [Liêm Tuyền] (Linh Khu 79, 6). “Thiên Đột trị Phế ung, khạc ra mủ máu” (Tư Sinh Kinh).
“Huyệt Liêm Tuyền và Thiên Đột có công dụng khác nhau: Liêm Tuyền thiên về trị bệnh ở họng, lưỡi, có tác dụng thanh lợi yết hầu, thông điều lạc của lưỡi. Nếu tả nhiều không làm tổn thương chính khí. Huyệt Thiên Đột thiên về trị bệnh ở khí quản, ở Phế, có tác dụng thông lợi khí quản, giáng đờm, tuyên Phế. Nếu tả nhiều có thể làm tổn thương chính khí (Thường Dụng Du Huyệt Lâm Sàng Phát Huy).
“Phối tả Thiên Đột (Nh 22), cứu tả huyệt Phong Môn (Bq 20) + Phế Du (Bq 23) có tác dụng giống bài Lãnh Háo Hoàn của sách Trương Thị Y Thông (Thường Dụng Du Huyệt Lâm Sàng Phát Huy).
“Huyệt Phong Long, Thiên Đột và Túc Tam Lý có công dụng khác nhau. Cả 3 huyệt đều có tác dụng trừ đờm. Tuy nhiên có điểm khác biệt: Phong Long có tác dụng giáng đờm, trừ đờm ở toàn thân. Túc Tam Lý có tác dụng trừ đờm ở Vị. Thiên Đột có tác dụng khai đờm, lợi khí, trừ đờm ở Phế” (Thường Dụng Du Huyệt Lâm Sàng Phát Huy).
Ghi chú
Châm đắc khí tại chỗ có cảm giác căng tức cổ như nghẹt.