Ý nghĩa tên gọi Huyệt Thiếu Hải đó là: Thiếu = thủ Thiếu âm Tâm kinh; Hải = nơi hội của các nhánh sông. Huyệt là nơi mạch khí thịnh, kinh khí hợp vào (hợp huyệt), nơi hàng trăm nhánh sông đổ vào, vì vậy gọi là Thiếu Hải (Trung Y Cương Mục).
Tên gọi khác
Khúc Tiết.
Xuất xứ
Thiên ‘Căn Kết’ (Linh Khu 5).
Đặc tính
- Huyệt thứ 3 của kinh Tâm.
- Huyệt Hợp của kinh Tâm, thuộc hành Thủy.
Vị trí huyệt thiếu hải
Co tay lại, huyệt nằm ở cuối đầu nếp gấp khuỷu tay, mặt trong cánh tay, cách mỏm trên lồi cầu trong 0,5 thốn.
Giải phẫu
- Dưới da là chỗ bám vào xương của khối cơ trên ròng rọc, mặt trước mỏm trên ròng rọc (hoặc mỏm trên lồi cầu trong), xương cánh tay, phía trong khớp khủy.
- Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh da cánh tay và dây thần kinh trụ. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D1.
Tác dụng huyệt thiếu hải
Sơ Tâm khí, hóa đờm, định thần chí.
Chủ trị
Trị cánh tay và bàn tay tê, khớp khuỷu và tổ chức mềm quanh khớp khuỷu đau, thần kinh suy nhược, vùng trước tim đau.
Châm cứu huyệt thiếu hải
Châm thẳng sâu 0,5 – 1 thốn. Cứu 3 – 5 tráng, Ôn cứu 5 – 10 phút.
Phối hợp huyệt
1. Phối Chi Chánh (Ttr.7) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Khúc Trì (Đtr.11) + Ngư Tế (P.10) + Uyển Cốt (Ttr.4) trị cuồng, nói bậy (Thiên Kim Phương).
2. Phối Âm Thị (Vi 33) trị tim đau, tay run (Châm Cứu Đại Thành).
3. Phối Thiên Tỉnh (Ttu 10) trị lao hạch [loa lịch] (Châm Cứu Đại Thành).
4. Phối (Thủ) Tam Lý (Đtr.10) trị 2 tay tê dại (Bách Chứng Phú).
5. Phối Hành Gian (C 2) + Lâm Khấp (Đ.41) + Thái Xung (C 3) + Thông Lý (Tm.5) + Túc Tam Lý (Vi 36) + Ủy Trung (Bq 40) trị ung nhọt, phát bối (Châm Cứu Tụ Anh).
6. Phối Âm Khích (Tm.6) + Thanh Linh (Tm.2) + Thần Môn (Tm.7) + Thông Lý (Tm.5) trị dây thần kinh trụ đau (Tân Châm Cứu Học).
7. Phối An Miên + Tam Âm Giao (Ty.6) trị thần kinh suy nhược (Châm Cứu Học Thượng Hải).
8. Phối Hậu Khê (Ttr.3) trị tay run (Châm Cứu Học Thượng Hải).