HomeĐông YHuyệt Thiếu Phủ

Huyệt Thiếu Phủ

Ý nghĩa tên gọi Huyệt Thiếu Phủ đó là: Thiếu = thiếu âm; Phủ = nơi cư trú của thần khí, vì vậy gọi là Thiếu Phủ (Trung Y Cương Mục).

Tên gọi khác

Đoài Cốt.

Xuất xứ

Giáp Ất Kinh.

Đặc tính:

Huyệt thứ 8 của kinh Tâm.

Huyệt Vinh (Huỳnh) của kinh Tâm, thuộc hành Hỏa.

Vị trí huyệt thiếu phủ

Trong lòng bàn tay, giữa xương bàn tay thứ 4 và 5, huyệt nằm trên đường văn của lòng bàn tay.

Vị trí huyệt thiếu phủ

Giải phẫu

  • Dưới da là cân gan tay giữa, cơ giun, bờ trong gân gấp ngón 4 của cơ gấp chung nông và sâu, cơ gian cốt gan tay và gian cốt mu tay, bờ trong đầu dưới xương bàn tay 4.
  • Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh giữa và dây trụ. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D1.

Tác dụng huyệt thiếu phủ

An thần, điều khí, lợi thấp.

Chủ trị

Trị lòng bàn tay nóng, hồi hộp, thấp tim, tiểu dầm, tiểu không thông, nhịp tim không đều.

Châm cứu huyệt thiếu phủ

Châm thẳng sâu 0,3 – 0,5 thốn. Cứu 1 – 3 tráng, Ôn cứu 3 – 5 phút.

Phối hợp huyệt

1. Phối Chi Câu (Ttu 6) trị giữa hõm vai (Khuyết Bồn) có khí tụ như cục thịt u (Thiên Kim Phương).

2. Phối (Túc) Tam Lý (Vi 36) trị tiểu không thông (Thiên Kim Phương).

3. Phối Đại Lăng (Tb.7) + Nội Quan (Tb.6) + Thông Lý (Tm.5) trị thiểu năng động mạch vành, nhịp tim không đều (Châm Cứu Học Thượng Hải).

4. Phối Gian Sử (Tb.5) + Khích Môn (Tb.4) + Khúc Trạch (Tb.3) trị phong thấp do tim (thấp tim) (Châm Cứu Học Thượng Hải).

Tham khảo

“Bộ phận sinh dục tự nhiên đau, tiểu dầm chọn Thiếu Phủ (Tm.8), thoái vị bẹn: chọn Thiếu Phủ” (Thần Cứu Kinh Luân).

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Xem Nhiều Nhất