HomeĐông YHuyệt Thính Hội

Huyệt Thính Hội

Ý nghĩa tên gọi Huyệt Thính Hội đó là: Thính = nghe. Hội = tụ lại. Huyệt ở phía trước tai, có tác dụng trị tai nghe không rõ, làm cho âm thanh tụ lại để nghe cho rõ, vì vậy gọi là Thính Hội (Trung Y Cương Mục).

Tên gọi khác

Hậu Hà, Hậu Quang, Nhĩ Môn, Thính Ha, Thính Hà.

Xuất xứ

Giáp Ất Kinh.

Đặc tính

Huyệt thứ 2 của kinh Đởm.

Vị trí huyệt thính hội

Phía trước rãnh bình tai, ở chỗ lõm khi há miệng, bờ sau tuyến mang tai, dưới huyệt Thính Cung (Ttr.19).

Vị trí huyệt thính hội

Giải phẫu

Dưới da là bờ sau tuyến mang tai, bờ dưới mỏm tiếp xương thái dương, sau lồi cầu xương hàm dưới. Da vùng huyệt chi phối bởi dây thần kinh sọ não số V.

Tác dụng huyệt thính hội

Thanh tiết thấp hỏa của Can Đởm, khai nhĩ khiếu.

Chủ trị

Trị tai ù, điếc, tai giữa viêm, liệt mặt, khớp hàm dưới viêm.

Châm cứu huyệt thính hội

Hơi há miệng, châm thẳng, mũi kim hơi hướng xuống dưới, sâu 0,5 – 1 thốn. Ôn cứu 3 – 5 phút.

Phối hợp huyệt

1. Phối Thính Cung (Ttr.19) trị tai kêu, ù (Tư Sinh Kinh).

2. Phối Ế Phong (Ttu 17) trị tai điếc do khí bế (Châm Cứu Tụ Anh).

3. Phối Ế Phong (Ttu 17) trị tai lãng (Châm Cứu Đại Thành).

4. Phối Ế Phong (Ttu 17) + Thận Du (Bq 23) + Quan Nguyên (Nh 4) + Phong Trì (Đ.20) + Hợp Cốc (Đtr.4) trị bị điếc đột ngột (Trung Hoa Châm Cứu Học).

5. Phối Giáp Xa (Vi 6) + Đại Nghênh (Vi 5) + Ế Phong (Ttu 17) + Thiên Song (Ttr.16) trị dây thần kinh tam thoa đau (Tân Châm Cứu Học).

6. Phối Ế Phong (Ttu 17) + Hợp Cốc (Đtr.4) trị tai giữa viêm, tai chảy mủ (Châm Cứu Học Thượng Hải).

7. Phối Thính Hội (Đ.2) + Ế Phong (Ttu 17) + Hội Tông trị điếc, tai ù (Châm Cứu Học Thượng Hải).

Tham khảo

“Tai điếc, má sưng: Thính Hội đặc hiệu” (Ngọc Long Ca). “Tai bế Thính Hội chớ nên chậm” (Thắng Ngọc Ca).

“Tai bế ắt Thính Hội mà trị vậy” (Thông Huyền Chỉ Yếu Phú).

“Tai điếc, khí bế giữ Thính Hội” (Linh Quang Phú).

“Tai điếc, khí bỉ: Thính Hội châm, tả huyệt Nghênh Hương (Đtr.20) hiệu như thần” (Tịch Hoằng Phú). Khi bị thương hàn 2 tai điếc: Kim Môn (Bq 63), Thính Hội nhanh như gió” (Tịch Hoằng Phú).

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Xem Nhiều Nhất