Ý nghĩa tên gọi Huyệt Trung Lữ Du đó là: Huyệt có tác dụng đưa (du) kinh khí vào giữa (trung) cột sống lưng (lữ), vì vậy gọi là Trung Lữ Du.
Tên gọi khác
Tích Nội Du, Trung Lữ, Trung Lữ Nội Du.
Xuất xứ
Thiên ‘Thích Tiết Chân Tà’ (Linh Khu 75).
Đặc tính
Huyệt thứ 29 của kinh Bàng Quang.
Vị trí huyệt trung lữ du
Ngang đốt xương thiêng 3, cách đường giữa lưng 1,5 thốn.
Giải phẫu
- Dưới da là cân của cơ lưng to, khối cơ chung của các cơ rãnh cột sống, xương cùng.
- Thần kinh vận động cơ là nhánh của đám rối cánh tay, nhánh của dây thần kinh sống cùng 3. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh S2 hoặc S3.
Chủ trị
Trị thần kinh tọa đau, thắt lưng và xương cùng đau, ruột viêm.
Châm cứu
Châm thẳng 1 – 1,5 thốn. Cứu 5 – 7 tráng. Ôn cứu 5 – 15 phút.
Phối hợp huyệt
1.Phối Y Hy (Bq.45) trị nách đau (Thiên Kim Phương).
2.Phối Cách Du (Bq.17) + Y Hy (Bq.45) trị bụng đầy (Tư Sinh Kinh).
3.Phối Hoàn Khiêu (Đ.30) + Thận Du (Bq.23) + Thượng Liêu (Bq.31) + Ủy Trung (Bq.40) trị thần kinh hông (tọa) đau (Châm Cứu Học Giản Biên).
Tham khảo
Thiên Thích Tiết Chân Tà ghi: “Bệnh do Dương khí hữu dư và Âm khí bất túc… mồ hôi không ra được, môi nứt, bắp thịt nóng khô, họng khô, ăn uống không biết ngon dở…
Châm các huyệt Thiên Phủ + Đại Trữ, châm 3 lần, thêm huyệt Trung Lữ Du nhằm đẩy lui nhiệt tà, ngoài ra châm bổ kinh Tỳ + Phế để giải nhiệt bằng cách cho ra mồ hôi…” (Linh Khu 75, 31-37).