Ý nghĩa tên gọi Huyệt Tử Cung đó là: Tử Cung = Tử Cấm Cung là nơi bệ ngồi của Thiên Đế. Huyệt ở vị trí ứng với tạng Tâm, Tâm là quân chủ, ý chỉ là nơi Tâm thần cư ngụ (Trung Y Cương Mục).
Xuất xứ
Giáp Ất Kinh.
Đặc tính
Huyệt thứ 19 của mạch Nhâm.
Vị trí huyệt tử cung
Ở điểm gặp nhau của đường dọc giữa xương ức và đường ngang qua giữa 2 khớp ức – sườn 4.
Giải phẫu
Dưới da là xương ức. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D2.
Tác dụng huyệt tử cung
Khoan hung, lý khí, chỉ khái, lợi hầu.
Chủ trị
Trị ngực đau, suyễn, nôn mửa.
Châm cứu
Châm luồn kim dưới da, sâu 0,3 – 1 thốn. Cứu 5 – 15 phút.
Phối hợp huyệt
1.Phối Đại (Thái) Khê (Th.3) + Ngọc Đường (Nh.18) trị ho suyễn, tâm phiền (Thiên Kim Phương)
2.Phối Dũng Tuyền (Th.1) + Trung Đình (Nh.16) trị ăn uống không được (Tư Sinh Kinh)
3.Phối Đởm Du (Bq.19) + Trung Đình (Nh.16) trị ăn uống nuốt không xuống (Tư Sinh Kinh).
Ghi chú
Xương ức nơi trẻ nhỏ rất mềm, vì vậy, cần thận trọng khi châm.