Huyệt Vị Du có tác dụng đưa (du) kinh khí vào phủ Vị, vì vậy gọi là Vị Du.
Xuất xứ
Thiên ‘Kinh Mạch’ (Linh Khu 10).
Đặc tính
- Huyệt thứ 21 của kinh Bàng Quang.
- Huyệt Bối Du của kinh Túc Dương Minh Vị.
Vị trí huyệt vị du
Dưới gai sống lưng 12, đo ngang ra 1,5 thốn.
Giải phẫu
- Dưới da là cân ngực-thắt lưng của cơ lưng to, cơ răng bé sau-dưới, cơ lưng dài, cơ ngang gai, cơ gian mỏm ngang, cơ vuông thắt lưng, cơ đái-chậu.
- Thần kinh vận động cơ là nhánh của đám rối cánh tay, nhánh dây thần kinh gian sườn 1, nhánh dây sống lưng 12, nhánh của đám rối thắt lưng.
- Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D12.
Tác dụng huyệt vị du
Điều Vị khí, hóa thấp, tiêu trệ.
Chủ trị
Trị dạ dày đau, dạ dày viêm, dạ dày loét, dạ dày sa, no hơi, nôn mửa, tiêu chảy mạn tính, cơ bụng liệt.
Châm cứu
Châm xiên về phía cột sống, sâu 0,5 – 08 thốn. Cứu 3–5 tráng. Ôn cứu 5–10 phút.
Phối hợp huyệt vị du
1. Phối Tỳ Du (Bq.20) trị ăn nhiều mà vẫn gầy (Thiên Kim Phương).
2. Phối Thận Du (Bq.23) trị no hơi, dạ dầy lạnh (Tư Sinh Kinh).
3. Phối cứu Thần Khuyết (Nh.8) + Thiên Xu (Vi.25) + Thuỷ Phân (Nh.9) trị trẻ nho? tiêu chảy (Loại Kinh Đồ Dực).
4. Phối Chí Dương (Đc.9) + Công Tôn (Ty.4) + Tỳ Du (Bq.20) trị hoàng đản (Thần Cứu Kinh Luân).
5. Phối Cự Khuyết (Nh.14) + Đại Lăng (Tb.7) + Đàn Trung (Nh.17) + Hạ Quản (Nh.10) + Tâm Du (Bq.15) + Thiên Đột (Nh.23) + Thượng Quản (Nh.13) + Trung Khôi + Trung Quản (Nh.12) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Tỳ Du (Bq.20) trị ngũ ế, ngũ cách (Y Học Cương Mục).
6. Phối Trung Quản (Nh.12) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Tỳ Du (Bq.20) trị dạ dầy viêm mạn tính (Châm Cứu Học Thượng Hải).
7. Phối Vị Du xiên tới Tỳ Du (Bq.20) + Trung Quản (Nh.12) xiên tới Thượng Quản (Nh.13) trị dạ dầy loét (Châm Cứu Học Thượng Hải).
8. Phối Công Tôn (Ty.4) + Nội Quan (Tb.6) + Thượng Quản (Nh.13) + Trung Quản (Nh.12) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị dạ dầy đau (Trung Hoa Châm Cứu Học).
9. Phối Đại Trường Du (Bq.25) + Thiên Xu (Vi.25) + Thượng Quản (Nh.13) + Trung Quản (Nh.12) + Túc Tam Lý (Vi.36) +Tỳ Du (Bq.20) trị san tiết (Trung Hoa Châm Cứu Học).
Châm Cứu:
Châm xiên về phía cột sống, sâu 0, 5 – 08 thốn – Cứu 3-5 tráng – Ôn cứu 5-10 phút.
Ghi Chú: Không châm sâu.