KHỔ SÂM (loại khổ sâm cho rễ) Dùng rễ của cây khổ sâm, còn gọi là cây dã hòe Sophora flavescens Ait. Họ Đậu Fabaceae.
Tính vị: vị đắng, tính hàn
Quy kinh: vào 3 kinh tâm, can, đại tràng
Công năng chủ trị
– Thanh nhiệt táo thấp, dùng trong các bệnh thấp nhiệt bệnh lỵ lâu ngày không khỏi, có thể phối hợp với mộc hương; cũng có thể sắc riêng vị khổ sâm với liều 4g, nước sắc 50% ngày 3 lần, mỗi lần uống 20-30ml.
– Thanh nhiệt lợi thủy, dùng trong bệnh tiểu tràng thấp nhiệt, tiểu tiện khó khăn, phối hợp với xa tiền, râu ngô.
– Khử phong sát khuẩn, làm hết ngứa: dùng với bệnh ngứa ngoài da, phụ nữ ngứa âm hô, hoặc viêm âm đạo do trùng roi, các bệnh nhọt độc, phong ngứa, dị ứng, có thể uống trong hoặc rửa ngoài.
Liều dùng: 4-16g
Kiêng kỵ: người tỳ hư, can thận hư không dùng
Chú ý:
– Tác dụng dược lý: alcaloid trong rễ khổ sâm có tác dụng lợi niệu.
– Tác dụng kháng khuẩn: khổ sâm có tác dụng ức chế tụ cầu, trực khuẩn mủ xanh, nấm ngoài da, diệt trùng roi âm đạo.