MƯỚP dùng các bộ phận trên mặt đất của cây Mướp Luffa cylindrica L; như thân mướp (ty qua đằng), lá mướp (ty qua diệp), xơ mướp (ty qua lạc). Họ Bí Cucurbitaceae.
Tính vị: vị hơi đắng, chua, tính lương mát (ty qua đằng, ty qua diệp) vị hơi ngọt, tính bình (ty qua lạc).
Quy kinh: vào kinh phế
Công năng chủ trị:
– Thanh phế chỉ khái, trừ đờm. Thân mướp, lá mướp đều có tác dụng trị ho đờm dùng cho các chứng ho cấp hoặc mãn tính trong bệnh viêm phế quản; có thể dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác như bách bộ, mạch môn, cát cánh. Có thể dùng quả mướp non để chữa ho hen.
– Thông khứu giác: dùng thân mướp khô sao đen trị tắc ngạt mũi khi viêm mũi, mỗi lần uống 6g, ngày 3 lần.
– Giải độc chỉ huyết: lá tươi giã nát đắp vào chỗ viêm loét, sưng đau hoặc nghiền bột mịn để cầm máu bên ngoài.
– Thông kinh hoạt lạc: dùng ty qua lạc chữa sườn đau tức hoặc đau khớp.
Liều dùng: Thân mướp 40-80g
Lá mướp 12-20g
Xơ mướp 8-12g
Chú ý:
-Tác dụng dược lý: lá mướp và xơ mướp co tác dụng hạ áp, lá tác dụng mạnh hơn xơ. Cả hai đều có tác dụng long đờm rõ rệt trên chuột nhắt.
– Tác dụng kháng khuẩn: cả lá mướp và xơ mướp có khả nưng ức chế hoạt động của một số vi khuẩn thuộc nhóm Gram (+) như Bacillus cereus, B.subtilis…và Gram (-) Salmonella typhy; Shigella flexneri, E.coli… Mướp đắng Momordica charantia L, dùng quả, hạt và dây để chữa tiểu đường có hiệu quả