HomeDược LiệuNgũ Gia Bì Hương

Ngũ Gia Bì Hương

NGŨ GIA BÌ HƯƠNG (Vỏ rễ, vỏ thân) dùng vỏ thân ngũ gia bì hương Acanthopanax trifoliatus (L) Merr. Họ Ngũ gia bì Araliaceae.

Tính vị: vị cay, tính ấm

Quy kinh: vào 2 kinh can, thận

Công năng chủ trị:

– Khử phong chỉ thống, dùng trong bệnh đau lưng gối, đau khớp, sưng khớp hoặc gân bị co quắp, dùng ngũ gia bì 12g, tùng tiết 12g, mộc qua 12g, ngoài ra còn có thể phối hợp với cẩu tích, ngưu tất, rễ cỏ xước, rễ gối hạc.

– Bổ dưỡng khí huyết: dùng khi cơ thể bị suy nhược, thiếu máu, vô lực, mệt mỏi, có thể phối hợp với thiên niên kiện, đẳng sâm, đinh lăng.

– Kiện tỳ cố thận, dùng trong trường hợp da thịt teo nhẵn, bại liệt, liệt ở trẻ em, trẻ em chậm biết đi hoặc các chứng thận dương suy kém dẫn đến di tinh, liệt dương; có thể phối hợp với ngũ gia bì, ba kích, thỏ ty tử.

– Lợi niệu, tiêu phù thũng: dùng trong trường hợp tiểu tiện khó khăn, cơ thể bị phù nề, phối hợp với đại phúc bì, phục linh.

– Giảm đau, dùng trong sang chấn gẫy xương, phối hợp với ngũ gia bì, địa cốt bì mỗi thứ 40g, ngoài ra còn dùng trong âm nang sưng phù đau đớn.

– Giải độc: dùng trị mụn nhọt, sang lở.

Liều dùng: 6-12g

Chú ý:

– Tác dụng dược lý: thuốc có tác dụng tăng sức dẻo dai bền bỉ của cơ bắp. Dịch chiết nước có tác dụng giảm thấp tính mẫn cảm của tia tử ngoại trên da bình thường, tăng sức chịu đựng của mạch máu nhỏ dưới áp suất thấp.

– Còn dùng ngũ gia bì chân chim Cortex schefflerae Octophyllae là vỏ thân cành của cây ngũ gia bì chân chim Scheffera octophylla Harms, có vị hơi cay, quy kinh can, thận, để trị đau lưng nhức xương (thể phong hàn phong thấp), kích thích tiêu hóa ăn ngon cơm. Liều dùng 10-20g. Ngoài ra còn dùng vỏ cây Vitex quinata Wiliams. Họ Cỏ roi ngựa Verbenaceae với tên ngũ gia bì để chữa phong thấp và làm thuốc bổ.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Xem Nhiều Nhất