Ngưu Tất

NGƯU TẤT dùng rễ của cây ngưu tất Archiranthes bidenta Blume. Họ Rau giền
Amaranthaceae.

Tính vị: vị đắng, chua, tính bình

Quy kinh: vào 2 kinh can và thận

Công năng chủ trị:

– Hoạt huyết thông kinh hoạt lạc: dùng trong các trường hợp kinh nguyệt bế, kinh nguyệt không đều, dùng ngưu tất 20g sắc uống, có thể thêm ít rượu trắng; hoặc kết hợp với đào nhân, tô mộc, hương phụ.

– Thư cân, mạnh gân cốt: dùng cho các bệnh đau khớp, đau xương sống, đặc biệt đối với khớp của chân; nếu thấp mà thiên về hư hàn thì phối hợp với quế chi, cẩu tích, tục đoạn, nếu thấp thiên về nhiệt thì phối hợp với hoàng bá.

– Chỉ huyết, thường dùng trong các trường hợp hỏa độc bốc lên gây nôn ra máu, chảy máu cam; có thể phối hợp với thuốc tư ấm giáng hỏa và thuốc chỉ huyết khác.

– Lợi niệu, trừ sỏi: dùng trong các trường hợp tiểu niệu đau buốt, tiểu tiện ra sỏi, đục; dùng ngưu tất 20g, sắc thêm rượu uống.

– Giáng áp: dùng trong các bệnh cao huyết áp, do khả năng làm giảm cholesterol trong máu.

– Giải độc chống viêm: dùng rễ ngưu tất, phòng bệnh bạch hầu, ngưu tất 3g, cam thảo 12g, ngoài ra còn dùng khi lợi bị sưng thũng.

Liều dùng: 6-12g

Kiêng kỵ: người có thai không nên dùng, những người bị mộng hoạt tinh, phụ nữ lượng kinh nguyệt nhiều cũng không nên dùng. Nếu dùng với tính chất để khí vị đi xuống hạ tiêu, chữa bệnh các bộ phận phía dưới thì dùng không qua chế biến. Khai sao rượu, trích nước muối hoặc tẩm rượu rồi chưng thì có tác dụng bổ.

Chú ý:

– Ngoài cây ngưu tất nói trên, nhân dân còn dùng rễ cây cỏ xước, cây mọc hoang ở nhiều nơi chữa đau khớp thông kinh, thanh nhiệt hầu họng, trị viêm amiđan trị bệnh bạch hầu, dùng rễ cây cỏ xước giã nát, vắt lấy nước cốt, pha vào ít sữa mẹ, nhở vào mũi trẻ em, đặc biệt trẻ sơ sinh bị bệnh bạch hầu.

– Tác dụng dược lý: dịch chiết cồn, với liều 5g/kg chuột, uống 5 ngày liền, có tác dụng chống viêm khớp thực nghiệm. Saponin chiết từ ngưu tất cũng có tác dụng đó. Nước sắc 20g/kg tiêm phúc mạc, đối với chuột đã tiêm dung dịch acid acetic 3%; hoặc 0.2ml dung dịch 0,05% kali tactrat để gây đau quặn, có tác dụng hoãn giải nhất định. Cao ngưu tất có tác dụng hạ huyết áp, tác dụng lợi niệu, kích thích tăng co bóp tử cung của chó và thỏ.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Xem Nhiều Nhất