SA NHÂN Là hạt của cây sa nhân Amomum ovoideum Pierre và một số loại khác trong
chi Amomum. Họ Gừng Zingiberaceae. Ngoài ra còn dùng vỏ của quả.
Tính vị: vị cay, tính ấm
Quy kinh: vào 3 kinh tỳ, thận, vị
Công năng chủ trị:
– Lý khí hóa thấp: dùng chữa đau bụng, đầy bụng buồn nôn, đi tả hoặc đại tiện ra máu, hoặc ăn uống không tiêu. Phối hợp với vân mộc hương, nam mộc hương, hoặc hương.
– Trừ phong thấp, giảm đau: dùng trong trường hợp chân tay, mình mẩy đau nhức, đau xương hoặc đau cơ bắp, đau dây thần kinh liên sườn, đau gáy… dùng sa nhân cùng với một số vị thuốc khác như thiên niên kiện, địa liền… ngâm với rượu uống hoặc xoa bóp, còn dùng chữa đau răng, viêm lợi.
– An thai: dùng trong trường hợp thai động bất an hoặc có xuất huyết, phối hợp với tang ký sinh, tục đoạn, ngải cứu (sao giấm) trư ma căn.
Liều dùng: 2-4g
Chú ý:
– Tác dụng kháng khuẩn: tinh dầu sa nhân có tác dụng diệt lỵ amip. Để tránh thất thoát khí vị, không nên sắc lâu sa nhân.