Tắc Tè

TẮC TÈ (Cáp giới) Dùng con tắc tè Gekko gekko L. Họ Tắc tè Gekkonidae cần tránh nhầm lẫn với con hút gió, con rồng đất, về kích thước gần bằng tắc kè, mới nhìn hao hao giống tắc kè nhưng khác ở chỗ trên sống lưng con hút gió có một hàng gai nhọn, vẩy của nó khô
và nháp hơn con tắc kè.

Tính vị: vị mặn, tính ấm

Quy kinh: vào 2 kinh phế và thận

Công năng chủ trị:

– Bổ phế dùng để điều trị các bệnh hen suyễn lâu ngày, dùng bột tắc kè hoặc rượu con tắc kè còn dùng cho bệnh ho lao, ho ra máu, khạc ra máu mủ.

– Bổ thận ích tinh: dùng để trị các bệnh lưng đau mối mỏi, ù tai, liệt dương, di tinh, bệnh của mệnh môn hỏa suy, chức năng sinh dục kém; chữa bệnh tiêu khát (đái đường, đái tháo).

– Bổ thần kinh và bổ toàn thân: dùng trong bệnh suy nhược thần kinh, tinh thần mệt mỏi lao động trí óc căng thẳng; dùng bồi bổ khi cơ thể suy yếu gầy còm.

Liều dùng: 3-6g

Rượu thuốc 10-15ml

Chú ý:

– Trước khi dùng nếu dùng tươi càn phải rửa sạch bên ngoài, rồi vứt bỏ phủ tạng, chặt bỏ u mắt và 4 bàn chân, lau sạch máu, có thể dùng nấu cháo hoặc tẩm nước gừng có rượu, nướng vàng giòn, rồi tán bột hoặc ngâm rượu. Nếu là tắc tè khô thì cần chặt bỏ 4 bàn chân, u mắt, lấy dao cạo tróc các vảy khô, sau đó sấy giòn hoặc tán bột.

– Cần dùng quả xuyên tiêu để bảo quản tắc kè khô, sẽ chống được sâu mọt phá hoại.

– Tác dụng dược lý: tắc kè có tác dụng tăng hồng cầu và huyết sắc tố. Làm tăng nhu động ruột của thỏ. Hạ huyết áp đối với cho thực nghiệm, làm tim ếch cô lập đập chậm lại.

– Tác dụng kháng khuẩn: thuốc có tác dụng ức chế vi khuẩn Gram âm và dương.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Xem Nhiều Nhất