Tây Qua

DƯA HẤU (Tây qua) dùng ruột quả và vỏ quả cây Dưa hấu Citrullus vulgaris Schrad; C.lanatus (thunb) Matsum et nakai. Họ Bí Cucurbitaceae.

Tính vị: vị ngọt nhạt, tính hàn

Quy kinh: vào 2 kinh tâm, vị

Công năng chủ trị

– Thanh nhiệt giải thử, dùng khi thương thử, ra nhiều mồ hôi, tâm phiền, miệng khát. Lấy dịch tươi của tây qua trị chứng thương thử, sốt ra nhiều mồ hôi. Có thể phối hợp với hà diệp tươi, kim ngân hoa, hoa biển đậu tươi, búp lá tre tươi. Sắc uống.

– Thanh nhiệt có lợi niệu: dùng trong bệnh thấp nhiệt, hoàng đản, bụng trướng. Tiểu tiện nhiệt không thông dùng bài Tây qua tán: tây qua, sa nhân, tỏi. Lấy quả dưa hấu trích một lỗ đủ để nạo hết phần ruột đỏ, cho sa nhân và tỏi vào, đậy nắp vỏ (chỗ vỏ trích). Dùng đất hoàng thổ (dưới dạng nhão), trát kín toàn bộ quả dưa. Sấy trên lửa khô, bỏ lớp đất bên ngoài, nghiền toàn bộ quả dưa đó thành bột mỗi lần uống 4g chiêu với nước sôi để nguội

Liều dùng: 40-100g

Kiêng kỵ: không dùng cho thể tỳ vị hư hàn và bệnh hàn thấp.

Chú ý: do thành phân chứa nhiều vitamin C, A, caroten, lycopin, mannitol đường và acid hữu cơ, giúp việc bổ sung lượng tân dịch bị hao tổn.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Xem Nhiều Nhất