THẠCH CAO vị thuốc là thạch cao sống calci sufat ngậm 2 phân tử nước (CaSO4.2H2O) để
uống, còn thạch cao nung chỉ được dùng ngoài. Khi cần chế biến chỉ hơ qua lửa để khử khuẩn và các tạp chất hữu cơ bên ngoài
Tính vị: vị ngọt, cay, tính hàn
Quy kinh: vào 3 kinh phế, vị, tam tiêu
Công năng chủ trị
– Thanh nhiệt giáng hỏa: trừ phiền, chỉ khát có tác dụng thanh tà nhiệt của hai kinh phế và vị. Là thuốc chính để thanh nhiệt tả hỏa; thường được dùng khi phần khí bị thực nhiệt. Trên lâm sàng thường dùng cho các bệnh sốt cao, ra nhiều mồ hôi, lưỡi đỏ, miệng khát, mạch hồng, đại. Có thể phối hợp với chi mẫu, cam thảo, đại mễ ( gạo tẻ). Trong bài Bạch hổ thang. Khi sốt kèm theo nôn mửa, tân dịch hao tổn, có thể phối hợp thuốc bổ âm hoặc thuốc giáng khí, ví dụ: thạch cao 30g, trúc diệp, trúc nhự, gạo tẻm(mỗi thứ 12g), mạch môn 16g, bán hạ 8g, thị đế (tai quả hồng) 10 cái. Bài thuốc này còn được dùng trong sốt cao viêm màng não. Cũng có thể phối hợp với hoàng liên trong sốt cao, tâm phiền nhiệt.
– Thanh phế nhiệt: dùng khi phế nhiệt, phế viêm, viêm khí quản, viêm họng; có thể phối hợp với hạnh nhân, cam thảo.
– Giải độc, chống viêm: dùng khi khí huyết bị nhiệt thiêu đốt, cơ thể phát ban thì phối hợp với sinh địa, huyền sâm, mẫu đơn bì; ngoài ra còn dùng trong bệnh đau răng, đau đầu.
– Thu liễm sinh cơ: dùng khi bề mặt vết thương hoặc mụn nhọt bị lở loét, có thể phối hợp với các thuốc sau đây để dùng ngoài:
Thạch cao sống (bột mịn) 40g
Ngũ bội tử (bột) 0.1g
Phèn phi (bột) 5g
Liều dùng: 12-40g
Kiêng kỵ: những người yếu dạ dày, yếu tim, mạch vi tế, hoặc bị chứng dương hư thì không dùng.
Chú ý:
– Tác dụng dược lý: thạch cao có tác dụng ức chế trung khu điều hòa thân nhiệt mà sinh ra tác dụng hạ nhiệt, đồng thời ức chế trung khu mồ hôi, do đó vị thuốc vừa có tác dụng hạ nhiệt nhưng không làm ra mồ hôi, không hao tổn tân dịch. Ngoài ra thạch cao còn ức chế sự hưng phấn của thần kinh cơ nhục. Do vậy mà có khả năng chấn kinh chống co giật. Tác dụng này là do ion Calci sau khi được hấp thu vào máu