Dùng cành và lá của cây thanh cao Artemisia apiaceae Hance. Họ Cúc Asteraceae
Tính vị: vị đắng, tính hàn
Quy kinh: vào hai kinh can và đởm
Công năng chủ trị:
– Thanh nhiệt giái thử, dùng đối với mùa hạ bị ngoại cảm phong thử (cảm nắng biểu hiện sốt cao, không có mồ hôi (vô hăn) thường phối hợp với kim ngân, liên kiều, hậu phác.
– Trừ hư nhiệt và nhiệt phục bên trong, gây chứng cốt chưng (nóng, đau âm i trong xương), ra mổ hôi trộm (đạo hãn), phối hợp với địa cốt bì, miết giáp; sốt lâu ngày không hạ, bệnh hàn nhiệt vãng lai (lúc sốt, lúc rét) thực chất là bệnh sốt rét, phối hợp với sài hồ. Điều này phù hợp với hiện nay chúng ta dùng một hoạt chất lấy từ thanh cao là artemisinin để phòng và chữa sốt rét có hiệu quá.
– Thanh thấp nhiệt can đởm: thường dùng trong bệnh sốt rét, thương hàn, phối hợp với hoàng cầm, hoạt thạch, cam thảo, phục linh
– Tiêu thực, kiện vị, kích thích tiêu hóá; dùng khi ăn uống kém
Liều dùng: 4-12g
Kiêng ky: những người ra nhiều mồ hôi vào mùa hè, không nên dùng. Cần phân biệt với cây thanh hao Bacokea frutescens L. thuộc họ Myrtaceae
Chú ý:
– Tác dụng kháng khuẩn: thanh cao có tác dụng ức chế đối với một số nấm ngoài da, ức chế ký sinh trùng sốt rét. Điều đó giải thích công dụng trị sốt rét của vị thuốc.
– Hiện nay cây thanh cao hoa vàng (Artemisia annua L.) được trồng làm nguyên liệu chiết artemisinin dùng để chữa sốt rét.