Là hạt của giây tơ hồng-Cuscuta chinensis Lamk. Họ Bìm bìm-Convolvu-laceae
Tính vị: vị ngọt, cay, tính hơi ấm
Quy kinh: vào 2 kinh can, thận, kiêm nhập tỷ
Công năng chủ trị:
– Làm ấm thận tráng dương: dùng với trường hợp thận hư yếu dẫn đến liệt dương, di tinh, đau lưng, đi giải nhiều lần, tả ly lâu ngày không khói, có thể phối hợp với ngũ vị tử, hoài sơn, hạt sen; hoặc dùng bài sau: tho ty tứ (sao) 16g, cầu tích (sao vàng), hoài sơn mỗi thứ 20g, rễ cây gối hạc (sao vàng), rễ cỏ xước, dây đau xương (sao vàng), mỗi thứ 12g, cốt toái bô, tỳ giải (sao vàng), đồ trọng mỗi thứ 16g.
– Bổ can sáng mắt: dùng khi chức năng thận, can kém, sức lực yếu kiệt, chóng mặt, mắt hoa, tai ù, gối mỏi, phối hợp với thục dịa, sa tiền tử.
– Nếu là trường hợp đẻ non với tính chất thường xuyên, nên dùng thỏ ty tứ phối hợp với tục đoạn, tang ký sinh, bạch truật, đỗ trọng.
– Lợi niệu: dùng chữa đái ra máu, đái buốt, dùng thô ty thử, mạch môn bằng lượng, làm hoàn mỗi lần 12g.
– Giây tơ hồng: dùng nước sắc rửa ngoài có thể chữa được bệnh mụn nhọt, sưng lở ở trẻ em.
Liều dùng: 6-12g (hạt)
Kiêng ky: những người thận dương cường, dại tiện bí táo không nên dùng.
Chú ý:
– Tác dụng được lý: dịch chiết bằng cồn của thỏ ty tử có tác dụng tăng cường sự co bóp của tim cóc cô lập. Nước sắc 0,1g/kg, tiêm tĩnh mạch cho chó đà gây mê làm cho huyết áp của nó giảm và dung tích của lách thu nhỏ lại, ức chế sự vân động của ruột. Đối với tử cung của thỏ có chứa hay không có chứa đều có tác dụng hưng phần.
– Tác dụng kháng khuẩn: nước sắc 100% của thó ty tử có tác dụng ức chế tụ cầu vàng, trực khuẩn ly, trực khuẩn thương hàn. Ngoài ra tơ hồng còn có tác dụng ức chế đối với B.subtilis.