THƯỜNG SƠN Dùng rễ, lá phơi khô của cây thường sơn Dichroa febrifaga Lour. Họ Tú cấu
Hydrangeaceae.
Tính vị: vị đắng, tính hàn, hơi có độc
Quy kinh: vào 3 kinh phế, tâm, can
Công năng chủ trị:
– Làm cho đàm nôn ra và làm cho hết bí tích, bứt rứt dùng thường sơn 20g, cam thảo 6g, sắc uống.
– Sát khuẩn, chữa sốt rét: thường sơn, thảo quả, binh lang, thanh bì, hậu phác, trần bì mỗi thứ 13g, cam thảo 4g hoặc lá cây cam thìa 40g (tẩm rượu sao vàng), lá thường sơn 20g (tẩm nước gạo 2 đem, ngày lấy ra phơi khô, tẩm rượu).
Liều dùng: 6-12g
Kiêng kỵ: thể hư dùng phải thận trọng, phụ nữ có thai không nên dùng.
Chú ý:
– Tác dụng dược lý: chất alcaloid A, B (là a, b, dichroin C16H19O3N3) của thường sơn đều có tác dụng chống rét trên gà giống tác dụng của quinin. Chất B tác dụng gấp quinin 89-122 lần. Alcaloid toàn phần có tác dụng hạ huyết áp giải nhiệt, làm tăng dung tích của tỳ vị. Chất A, B, C làm gây nôn chim bồ câu, với liều 0,2-2mg, đối với thỏ cô lập, lúc đầu hưng phấn nhẹ, sau đó bị ức chế. Liều 0.5 ml tương đương 0,25g nguyên liệu/kg thỏ, có tác dụng hạ sốt.
– Tác dụng kháng khuẩn: ở thể nội và thể ngoại, thường sơn đều tác dụng ức chế với amip, dịch ngâm ức chế virus cúm PR3, alcaloid toàn phần có tác dụng ức chế ung thư gan, ung thư màng bụng.
– Dùng thường sơn thường có phản ứng phụ là nôn. Nên trích rượu, gừng để hạn chế kích thích gây nôn