TRI MẪU sau khi bỏ hết lớp vỏ mỏng, thái mỏng, vát, sao vàng; thân rễ cây tri mẫu
Anemarrhena aspheloides Bge. Hộ Hành Liliaceae
Tính vị: vị đắng, tính hàn
Quy kinh: quy 3 kinh tỳ, vị, thận
Công năng chủ trị
– Thanh nhiệt giáng hỏa, dùng khi sốt cao phiền khát. Phối hợp với thạch cao trong Bạch hổ thang. Cũng có thể phối hợp với thạch cao, liên kiều, thuyền thoái để chữa sốt cao, vật vã, mê sảng.
– Tư âm thoái chưng: dùng trong chứng âm hư hỏa vượng hoặc chứng cốt chưng trào nhiệt, tự hãn, phối hợp với mẫu đơn bì, hoài sơn, bạch phục linh, hoàng bá, sinh địa. Tràn dịch màng phổi: phối hợp với bối mẫu, sa sâm, tang bạch bì, hạnh nhân. Còn dùng trong bệnh lao phế, ho ra máu.
– Sinh tân chỉ khát: dùng khi tân dịch bị hư hao, vị táo miệng khát; phối hợp với cát căn, ngũ vị, hoài sơn, hoàng kỳ…
Liều dùng: 4-16g
Kiêng kỵ:
– Tri mẫu được coi như vị thuốc vừa dùng thanh thực nhiệt vừa thanh hư nhiệt. Những người mà phần khí thực nhiệt và âm hư hỏa vượng đều dùng được. Bệnh nhiệt do tân dịch bị tổn thương, đại tiện khô táo, nên phối hợp với sinh địa, huyền sâm để dưỡng chân âm.
– Không dùng tri mẫu cho những người tỳ hư phân nát. Hoặc những cơ địa biểu chững chưa được giải.
Chú ý:
– Tác dụng dược lý: tri mẫu có tác dụng hạ nhiệt. Với nước sắc lượng vừa có thể gây tê liệt trung khu hô hấp, hạ huyết áp; lượng lớn có thể làm tim bị tê liệt.
– Tri mẫu có tác dụng hạ đường huyết, ức chế ngưng kết tiểu cầu
– Tác dụng kháng khuẩn: tri mẫu có tác dụng ức chế khá mạnh với tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, trực khuẩn đại tràng và hơn 10 loại vi khuẩn khác.